Chính phủ quyết định thoái toàn bộ vốn tại Vinamilk

Quyết định này nằm trong đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Văn bản này được ký bởi Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vào ngày 8/10/2015 vừa qua.

Theo nguồn tin của chúng tôi, Chính phủ vừa có quyết định thoái toàn bộ 45,1% vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk-mã chứng khoán VNM).

Quyết định này nằm trong đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Văn bản này được ký bởi Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vào ngày 8/10/2015 vừa qua.

Theo danh sách thoái vốn lần này, có 10 doanh nghiệp gồm:

Tính theo thị giá, phần vốn Nhà nước tại Vinamilk hiện có giá trị khoảng 2,4 tỷ USD.

Đối với các doanh nghiệp còn lại, Nhà nước có thể thu về ít nhất 1,6 tỷ USD. Như vậy tổng số Nhà nước có thể thu về khi thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp này là khoảng 4 tỷ USD.

Đây là nguồn thu rất lớn đủ sức bù đắp bội chi ngân sách năm nay, đồng thời giúp Chính phủ có nguồn để cơ cấu một số khoản nợ trong nước khoảng 2 tỷ USD Mỹ sắp tới hạn.

Việc thoái vốn tại 10 DN lớn này sẽ khiến SCIC không còn nhận cổ tức mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng.

Cũng theo quyết định này, SCIC tiếp tục được nắm giữ vốn dài hạn tại các doanh nghiệp sau:

-Công ty TNHHH MTV Đầu tư SCIC (SIC)

-Công ty TNHH MTV khai thác và chế biến đá An Giang

-Công ty cổ phần cảng Vũng Áng Việt Lào

-Công ty cổ phần đầu tư Bảo Việt-SCIC

-Tập đoàn Bảo Việt

-Công ty TNHH Hai thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền

-Công ty cổ phần Traphaco (mã chứng khoán TRA)

-Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (mã chứng khoán DHG)

-Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC)

Quyết định này cũng nêu rõ SCIC chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc thoái vốn tại 10 doanh nghiệp nêu trên, nhằm đạt được lợi ích cao nhất.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại