Bên trong nhà máy mía đường gần 90 triệu USD của bầu Đức

Theo CafeF/TTVN |

Đầu tư gần 90 triệu USD vào nhà máy mía đường nhưng đầu ra của dự án này không thuận lợi như cao su.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, đến khi khánh thành nhà máy, tổng số vốn đầu tư vào các hạng mục đã hoàn thành là 87,8 triệu USD.

Trong đó đầu tư vào xây dựng nhà máy nhiệt điện và mía đường là 68,7 triệu USD và đầu tư vào vùng nguyên liệu mía là 19,1 triệu USD. Đối với nhà máy chế biến mủ cao su, tổng mức đầu tư chỉ có 9 triệu USD.

Ngân hàng BIDV là nhà tài trợ vốn chính cho dự án.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV tại buổi lễ khánh thành.

Không ngon ăn như cao su

 

Trong khi mủ cao su có đầu ra thuận lợi thì việc tiêu thụ đường lại không dễ dàng như vậy. Sản xuất ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nên khi mang về nước, đường của HAGL sẽ là đường nhập khẩu và chịu sự kiểm soát quota của nhà nước.

Trả lời báo chí hồi tháng 11, Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục chế biến thương mai nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển (NN&PTNT) cho biết, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, năm 2013 hạn ngạch đường nhập khẩu là 74.000 tấn.

Tuy vậy, do sản lượng đường sản xuất trong niên vụ mía đường 2012-2013 đáp ứng nhu cầu trong nước nên hiện vẫn chưa tính đến việc cấp hạn ngạch nhập khẩu đường. Trong nước cũng đang tồn kho một lượng lớn.

Theo ước tính của công ty chứng khoán HSC, sản lượng đường năm nay của HAGL vào khoảng 72.000 nghìn tấn, gần bằng tổng quota. Trong khi đó, hàng năm đều có một lượng đường lớn được nhập về từ Thái Lan.

Vùng mía nguyên liệu 12.000 ha, năng suất cao hơn Việt Nam và Thái Lan

 

Theo kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía thì HAGL sẽ tự trồng với diện tích 6.000 ha và 6.000 ha đất của dân. Hiện tại HAGL đã trồng xong hơn 5.000 ha tại các huyện của tỉnh Attapeu, số còn lại sẽ trồng trong năm nay và phát triển 6.000 ha đất của dân.

HAGL đã tiến hành cơ giới hóa và công nghiệp hóa tất cả các khâu từ khâu làm đất trồng mía, làm cỏ, bón phân, tưới nước, thu hoạch cho đến khâu sản xuất và đóng gói thành phẩm. Tập đoàn này tuyên bố năng suất bình quân ở đây mới năm đầu đạt khoảng 120 tấn/ha, cao hơn năng suất bình quân ở Việt Nam và Thái Lan…

Công suất thiết kế 7.000 tấn mía/ngày

 

Công suất của Mía đường Hoàng Anh Gia Lai thấp hơn một số doanh nghiệp lớn trong nước như Lam Sơn (10.500 tấn mía/ngày), Bourbon Tây Ninh (9.000 tấn mía/ngày).

Dây chuyền máy móc được nhập từ Trung Quốc

Nhà máy nhiệt điện có công suất 30MW
 

Nhà máy nhiệt điện hoạt động với nguồn nguyên liệu là bã mía. Điện năng được sử dụng để vận hành nhà máy và hòa vào lưới điện của Lào. Đối với một số doanh nghiệp mía đường trong nước, doanh thu điện năng chiếm 4-5% tổng doanh thu.

Các công đoạn trong hoạt động sản xuất mía đường của nhà máy:

Công đoạn đầu tiên: ủn mía vào dây chuyền.
Mía nguyên liệu.
Mía bắt đầu vào dây chuyền cán ép.
Hệ thống máy móc của nhà máy mía đường rất đồ sộ.
 
Một phần bã được sử dụng để làm phân bón.
Góc thí nghiệm trong xưởng hóa chế.
 
Thành phẩm đường ra lò.
Đi vào dây chuyền đóng gói.
Sản phẩm của nhà máy là đường trắng A1, đóng bao 50kg.
Kho chứa lớn.

Còn nhiều hạng mục chưa xây dựng xong

 

HAGL cho biết 2 hạng mục còn lại của tổ hợp là nhà máy phân và ethanol sẽ tiếp tục đầu tư và đưa vào hoạt động cuối năm nay:

Nhà máy cồn Ethanol công suất 30.000 tấn/năm chạy từ mật rỉ từ quá trình sản xuất đường.

Nhà máy sản xuất phân bón công suất 50.000 tấn/năm sử dụng nguyên liệu là bã bùn từ quá trình sản xuất đường.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại