Cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc, bên cạnh những cuộc đấu trí của các chính trị gia hàng đầu như Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, các cuộc đơn đấu của những võ tướng hàng đầu lúc bấy giờ cũng vô cùng hấp dẫn. Trước mỗi cuộc giao tranh, đôi khi xuất hiện những màn so tài cao thấp giữa các vị tướng tiên phong. Kết quả của những cuộc đơn đấu này rất bất ngờ.
Trong số các mãnh tướng, có người được xưng tụng là "chiến thần" hàng đầu thời Tam Quốc. Người này chính là Lã Bố. Sử sách mô tả Lã Bố là người có võ nghệ cao cường, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, nổi danh trong thiên hạ là võ tướng kiêu dũng và thiện chiến.
Người đương thời có câu: "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (tạm dịch là "Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố"). Câu nói này nhằm ca ngợi hai tuyệt phẩm hiếm có trên đời là Lã Bố và ngựa Xích Thố, chiến mã nổi tiếng trong Tam Quốc.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, võ nghệ của Lã Bố giỏi tới mức thuộc hàng vô địch trong thiên hạ. Vậy, những ai có khả năng đơn đấu 300 hiệp bất phân thẳng bại với danh tướng này?
Trong thiên hạ thời Tam Quốc, chỉ 4 võ tướng có thể đơn đấu bất phân thắng bại với Lã Bố trong 300 hiệp. Nhưng điều kỳ lạ là trong danh sách 4 người này lại không có Quan Vũ, danh tướng nổi tiếng Tam Quốc với nhiều chiến tích lừng lẫy, đồng thời là nhân tài mà Tào Tháo cả đời mong ước chiêu mộ.
Vì sao Quan Vũ không thể đấu 300 hiệp với Lã Bố?
Trong mắt người đời, thành tích của Quan Vũ thật đáng kinh ngạc. Ông có võ nghệ cao cùng khả năng chiến đấu sức địch vạn người. Tuy nhiên, Quan Vũ không thể đơn đấu với Lã Bố trong 300 hiệp vì có hai điểm yếu chí mạng.
Thứ nhất, Quan Vũ dễ bị trúng tên. Trong cuộc đời chinh chiến nhiều trận đánh lớn nhỏ, Quan Vũ tuy có võ nghệ cao, nhưng lại có điểm yếu là dễ bị trúng tên. Võ tướng này từng nhiều lần bị trúng tên của kẻ địch trên chiến trường như Thái thú Hàn Phúc, Hoàng Trung, Bàng Đức và Tào Nhân. Số lần trúng tên nhiều như vậy đủ để thấy Quan Vũ có năng lực tránh tên "kém" đến mức nào.
Đây thực sự là một bất lợi cho Quan Vũ nếu giao đấu với Lã Bố. Bởi danh tướng họ Lã nổi tiếng khắp vùng ngay từ khi còn trẻ nhờ tài nghệ bắn tên "bách phát, bách trúng".
Thứ hai, Quan Vũ thiếu sức bền khi đơn đấu kéo dài. Vũ khí của Quan Vũ sử dụng là Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Binh khí này tuy rất lợi hại, có uy lực và sức sát thương lớn, nhưng lại có trọng lượng lên tới hơn 48 kg. Do đó, nếu phải tham gia một cuộc chiến kéo dài tới 300 hiệp với Lã Bố thì hiệu quả chiến đấu của Quan Vũ sẽ bị giảm mạnh.
Hai điểm yếu chí mạng này khiến Quan Vũ không có khả năng trụ được 300 hiệp khi đơn đấu với Lã Bố.
4 người có thể đơn đấu 300 hiệp bất phân thắng bại với Lã Bố là những ai?
Thứ nhất, Trương Phi
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Trương Phi kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị và Quan Vũ. Trương Phi cùng với Quan Vũ được coi là những cánh tay đắc lực nhất của Lưu Bị ngay từ những ngày đầu lập nghiệp. Trương Phi được mô tả là võ tướng "tiếng vang như sấm, chạy nhanh như ngựa, râu cọp hàm én, đầu beo mắt lồi, lấy thủ cấp của tướng gặc trong muôn quân như lấy đồ trong túi...".
Trong Tam Quốc, Trương Phi nổi tiếng có sức địch vạn người, vô cùng dũng mãnh, một khi đã ra trận thì không sợ sống chết. Trên thực tế, Trương Phi đã có mấy lần đơn đả độc đấu với Lã Bố và kết quả đều bất phân thẳng bại. Đặc biệt, trong Tam Quốc diễn nghĩa, tại Hồi 16, có mô tả lần giao chiến kéo dài hơn 100 hiệp giữa Lã Bố và Trương Phi. Kết quả sau trận đấu này là bất phân thắng bại.
Rõ ràng việc Trương Phi có thể đánh nhau hơn 100 hiệp với Lã Bố mà vẫn không phân định được kết quả đủ để thấy thực lực của võ tướng này mạnh đến mức nào. Do đó, Trương Phi hoàn toàn có khả năng đơn đấu trong 300 hiệp với Lã Bố.
Thứ hai, Triệu Vân
Luận về võ nghệ, có một câu nói nổi tiếng được lưu truyền trong dân gian, đó là: "Một Lã, hai Triệu, ba Điển Vi, bốn Quan, năm Mã, sáu Trương Phi". Câu nói này nhằm xếp hạng các võ tướng mạnh nhất thời bấy giờ.
"Một Lã, hai Triệu..." có vẻ cường điệu nhưng thực tế hiệu quả cùng năng lực chiến đấu của Triệu Vân quả thật không thể xem thường. Năm 208, trong trận Trường Bản, Triệu Vân đơn thương độc mã một mình phá vỡ vòng vây để cứu A Đẩu (con trai Lưu Bị), đánh tan đại quân thiện chiến của Tào Tháo, khiến vị quân chủ này vô cùng kinh ngạc. Tào Tháo thậm chí còn buột miệng khen ngợi Triệu Vân: "Thật là một hổ tướng". Chiến tích ở trận Trường Bản khiến Triệu Vân nổi tiếng khắp Tam Quốc.
Sau trận chiến này cũng đủ để thấy Triệu Vân dũng mãnh và có khả năng chiến đấu tuyệt vời tới mức nào. Hơn nữa, Triệu Vân nổi tiếng là võ tướng văn võ song toàn, biết dùng mưu lược khi tham chiến, đồng thời luôn ẩn mình trong các cuộc chiến. Khả năng giao đấu của Triệu Vân trong một trận chiến kéo dài là điều không cần phải bàn cãi. Do đó, nếu thực sự có một trận đơn đấu với Lã Bố, Triệu Vân chắc chắn có thể kéo dài 300 hiệp bất phân thắng bại.
Thứ ba, Hoàng Trung
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Hoàng Trung được xếp vào Ngũ hổ tướng của Thục Hán, cùng với Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi và Mã Siêu. Khi đơn đấu bất phân thắng bại với Quan Vũ, Hoàng Trung đã cao tuổi nhưng võ nghệ cùng khả năng bắn tên thiện xạ vẫn rất tuyệt vời.
Hoàng Trung được mô tả là "lão tướng", tuy đã già nhưng có sức địch muôn người, lập được nhiều công lao cho Lưu Bị. Do đó, nếu thời trẻ Hoàng Trung có dịp đơn đấu với Lã Bố thì ông có thể cầm cự được trong 300 hiệp.
Thứ tư, Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Đôn được coi là tướng quân "át chủ bài" của Tào Tháo. Do Hạ Hầu Đôn là thành viên của một gia tộc lớn, hiếm khi xuất hiện trên chiến trường với vị trí tướng tiên phong vào thời kỳ sau nên nhiều người đánh giá thấp sức mạnh và khả năng chiến đấu của ông.
Tuy nhiên, xét từ những trận chiến đầu tiên của Hạ Hầu Đôn kể từ khi phục vụ dưới trướng Tào Tháo, võ tướng này có năng lực đơn đấu kéo dài hàng trăm hiệp với Lã Bố.
Ngay cả sau khi bị bắn một một mắt, Hạ Hầu Đôn vẫn có thể đơn đấu bất phân thắng bại với Quan Vũ khi hay tin danh tướng này qua 5 ải chém 6 tướng để trở về với Lưu Bị. Rõ ràng nếu đạt đến phong độ đỉnh cao, Hạ Hầu Đôn nhất định có thể đấu với Lã Bố 300 hiệp.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Zhihu, Baidu