Không phải binh pháp, 'kênh mương' mới là thứ vĩ đại đế chế La Mã để dành cho thế giới!

Mỹ Huyền |

Bất kỳ nơi nào người La Mã đến định cư, hệ thống dẫn nước của họ làm thay đổi mãi mãi bộ mặt nền văn minh đô thị ở đó.

Nhắc đến đế chế La Mã, người ta nghĩ ngay đến những chiến dịch quân sự của những vị hoàng đế vĩ đại, những danh tướng, những đội quân hùng mạnh và cả những nghệ thuật quân sự, những bộ binh pháp lừng danh. 

Nhưng nếu chỉ có gươm đao thì chưa chắc La Mã được nhắc đến như một giai đoạn huy hoàng trong lịch sử cổ đại châu Âu nói riêng, thế giới nói chung. La Mã còn là thời kỳ phát triển của khoa học kỹ thuật.

Một trong những thành tựu lớn của La Mã để lại đến tận ngày nay đó là hệ thống dẫn nước - huyết mạch nuôi sống cả đế chế này. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta biết về công trình này...

Công trình "không vô dụng"

Trên lý thuyết, hệ thống kênh mương dẫn nước không phải phát minh của La Mã. Họ cải tiến lại trên cơ sở nhiều công trình có từ trước trong thế giới cổ đại, ví dụ như ở Ai Cập hay Babylon. Nhưng, điều quan trọng là người La Mã đã tạo ra hàng trăm phiên bản nâng cấp hệ thống dẫn nước với các kỹ thuật phức tạp hơn nhiều.

Không phải binh pháp, kênh mương mới là thứ vĩ đại đế chế La Mã để dành cho thế giới! - Ảnh 1.

Bản đồ hệ thống dẫn nước ở một khu mỏ vàng cổ thời La Mã

Hệ thống dẫn nước đầu tiên được xây dựng ở Rome vào năm 321 trước Công Nguyên. Nhiều di tích cống, kênh nước vẫn còn đến ngày nay như chứng minh cho thành tựu của kỹ thuật La Mã cổ đại và nhắc nhở rằng đế quốc này đã từng rộng lớn như thế nào.

Những công trình này giờ có thể được tìm thấy từ Tunisia đến miền trung nước Đức, và cả những nơi xa xôi như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.

Trái với những cống hiến rõ ràng chỉ mang tính biểu tượng cho sự vĩ đại của Rome, các cống dẫn nước phục vụ mục đích thiết thực và cải thiện chất lượng sống của vô số người. Nhiều thành phố La Mã sẽ nhỏ hơn rất nhiều, thậm chí không tồn tại, nếu không có những "kỳ quan" kỹ thuật cổ đại này.

Chính trị gia, kỹ sư Sextus Julius Frontius (khoảng 40 – 103) sống thời Hoàng đế Nerva và Trajan, đã viết tác phẩm De aquaeductu – một tài liệu chính thức về hệ thống dẫn nước của Rome. Tài liệu này cung cấp nhiều thông tin về công nghệ và chi tiết về các cống dẫn nước cổ.

Không phải binh pháp, kênh mương mới là thứ vĩ đại đế chế La Mã để dành cho thế giới! - Ảnh 2.

Các cổng và vòm là một phần trong kiến trúc hệ thống dẫn nước của La Mã

Với quan điểm đề cao La Mã điển hình, ông so sánh các cống dẫn nước của Rome với các di tích ở Hy Lạp và Ai Cập, mặc dù người La Mã cũng có các công trình "vô dụng" và xây chúng khắp đế quốc của họ.

Frontius đã viết: "… nếu bạn có thể hãy đem so sánh các công trình thiết yếu có thể tải rất nhiều nước với những Kim tự tháp bỏ không và cái thứ vô dụng – dù được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của Hy Lạp."

Bằng cách dẫn nước từ suối trên núi, các thành phố và thị trấn có thể được xây dựng trên những đồng bằng khô, theo truyền thống của người La Mã. Hệ thống dẫn nước cung cấp cho các khu dân cư có nguồn nước sạch và nước uống đảm bảo.

Bản thân thành Rome cũng sử dụng hệ thống kênh dẫn nước lớn và hệ thống cống rãnh rộng để đưa về nước sạch và thoát nước thải, tạo nên một thành phố khổng lồ vô cùng sạch sẽ ở thời đại đó.

Không phải binh pháp, kênh mương mới là thứ vĩ đại đế chế La Mã để dành cho thế giới! - Ảnh 3.

Một vòm dẫn nước từ thời La Mã bắt ngang qua đường cao tốc ở Bồ Đào Nha

Kỹ thuật phi thường

Kỳ tích đáng kể của kỹ thuật cổ xưa bất khả chiến bại cho đến tận thời hiện đại. Các cống dẫn nước La Mã được tận dụng tốt tri thức và vật liệu sẵn có vào thời điểm đó.

Nhà quân sự Pliny Già thời La Mã đánh giá: "Nếu chúng ta xem xét quãng đường nước đã đi trước khi nó đến được nơi cần đến, về độ cao của vòm, về đường hầm xuyên nuối và các công trình rãnh thấp xuyên ra những thung lũng sâu, chúng ta dễ dàng thừa nhận rằng chưa bao giờ có thứ gì đáng chú ý hơn thế trên khắp thế giới."

Các công trình này được xây từ đá, xi măng núi lửa và gạch. Chúng cũng được lót bằng chì và sử dụng hệ thống ống bơm nước bằng chì – điều này chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe của người uống nước từ chúng.

Trên thực tế, một số tài liệu La Mã chỉ ra rằng sử dụng ống dẫn bằng chì không tốt cho sức khỏe bằng ống bằng gốm.

Các cống dẫn nước được thiết kế để chuyển nước từ độ cao cao hơn xuống thấp nhờ vào trọng lực. Mặc dù, các cống nước này được kết hợp vời các vóm lớn để tạo độ cao khi cần thiết như khi đi vào các thung lung, nhưng phần lớn hệ thống nằm trên mặt đất hoặc dưới mặt đất. Chính ở Rome cũng sử dụng các hồ chứa cao để đưa nước vào các khu nhà qua một hệ thống ống.

Không phải binh pháp, kênh mương mới là thứ vĩ đại đế chế La Mã để dành cho thế giới! - Ảnh 5.

Hệ thống dẫn nước La Mã vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới

Phần quan trọng của đế chế

Hệ thống dẫn nước không chỉ cung cấp nước sạch cho các thành phố, mà còn hoạt động như một hệ thống tiên tiến đưa nước ô nhiễm ra ngoài qua các rãnh thoát nước. Các con sông bên ngoài thành phố có thể bị ô nhiễm, nhưng cuộc sống trong thành dễ chịu hơn nhiều.

Cũng nhờ các kênh, cống này mà ống nước trong nhà luôn sẵn sàng cho nhu cầu sử dụng – tất nhiên là ở các gia đình có điều kiện lắp, đồng thời cho phép một nền văn hóa của các phòng tắm công cộng thẩm thấu sâu vào Đế chế La Mã.

Bên cạnh cuộc sống đô thị, các cống nước tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp, nông dân có thể lấy nước từ các công trình thuộc hệ thống nếu có giấy phép và vào những thời điểm nhất định. Vai trò công nghiệp của hệ thống dẫn nước thể hiện ở các hầm mỏ sử dụng thủy lực và các cối xay bột mì.

Theo Historyhit

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại