Không phải cứ có nhiều màu sắc sặc sỡ mới là nấm độc, ăn nhầm rất dễ tử vong

Phạm Thanh |

Không như những loài nấm độc có màu sắc sặc sỡ, những loài nấm sau đây có những điểm tương đồng với những loài nấm ăn được. Nhưng chúng còn đặc biệt nguy hiểm hơn cả.

1. Amanita phalloides

Không phải cứ có nhiều màu sắc sặc sỡ mới là nấm độc, ăn nhầm rất dễ tử vong - Ảnh 1.

Đây được xem là loại nấm nguy hiểm nhất, người ta gọi nó là "mũ tử thần". Loài nấm này được tìm thấy trên khắp Châu Âu và có hình dáng gần giống như nấm rơm mà chúng ta thường ăn. Chất amatoxin có trong nó chịu được nhiệt độ nấu và chúng có khả năng làm hỏng các tế bào trên khắp cơ thể một cách nhanh chóng.

Trong vòng 6 đến 12 giờ sau khi ăn sẽ bị đau bụng dữ dội, nôn mửa và tiêu chảy ra máu, gây mất nước nhanh chóng từ các mô. Gan, thận và hệ thần kinh trung ương cũng bị tê liệt trong phút chốc. Tình trạng này dẫn đến hôn mê và tử vong với tỉ lệ 50%.

Trong lịch sử đã có những cái chết vì loài nấm này như Giáo hoàng Clement VII, người đã chết vì ngộ độc vào năm 1534, Hoàng đế La Mã Claudius chết vào năm 54 sau Công nguyên.

2. Conocybe filaris

Không phải cứ có nhiều màu sắc sặc sỡ mới là nấm độc, ăn nhầm rất dễ tử vong - Ảnh 2.

Conocybe filaris là một loại nấm cỏ trông rất mong manh, đặc biệt phổ biến ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Với độc tố mycotoxin C. filaris có khả năng gây tử vong nếu ăn phải. Sự xuất hiện của các triệu chứng tiêu hóa thường xảy ra trong vòng 6 đến 24 giờ sau khi ăn, thường dẫn đến chẩn đoán sai ban đầu về ngộ độc thực phẩm.

Chất độc có khả năng gây nên các tình trạng rối loạn tiêu hóa, suy gan, suy thận. Trong trường hợp tiêu thụ một lượng nhỏ thì bệnh nhân có thể hồi phục, nếu ăn phải một lượng lớn thì khả năng tử vong cao.

3. Webcaps ( loài Cortinarius )

Không phải cứ có nhiều màu sắc sặc sỡ mới là nấm độc, ăn nhầm rất dễ tử vong - Ảnh 3.

Webcap có hai loài là Cortinarius rubellus và Cortinarius orellanus đều rất độc, chúng có ngoại hình giống nhau và giống với một số loài ăn được. Chất độc có trong nó có tên gọi là orellanin, ban đầu chúng chỉ gây nên các triệu chứng như bệnh cảm thông thường.

Chúng có thời gian phát độc từ 2 đến 3 ngày nên thường dẫn đến các chẩn đoán sai. Nếu không được điều trị, nạn nhân có thể tử vong do suy gan, suy thận.

4. Skullcap ( Galerina marginata )

Không phải cứ có nhiều màu sắc sặc sỡ mới là nấm độc, ăn nhầm rất dễ tử vong - Ảnh 4.

Chúng phổ biến trân khắp Bắc bán cầu và một vài nơi ở Úc, Galerina marginata là một loại nấm thối rữa, mang chất amatoxin như nấm Amanita phalloides.

Ăn vào gây tiêu chảy, nôn mửa, hạ thân nhiệt, tổn thương gan và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Mặc dù nó không đặc biệt giống với các loài ăn được, nhưng đã có một số trường hợp tử vong do những người hái nấm nhầm lẫn.

5. Amanita

Không phải cứ có nhiều màu sắc sặc sỡ mới là nấm độc, ăn nhầm rất dễ tử vong - Ảnh 5.

Người ta gọi đây là loài nấm thiên thần, trông chúng thật xinh đẹp và toàn thân trắng muốt, thế nhưng chúng là thiên thần hủy diệt. Loại nấm cực kỳ độc hại này trông rất giống với nấm ăn được và nấm đồng cỏ vì vậy chúng đã được người ta hái nhầm.

Một trong những loài này, Amanita bisporigera được coi là loại nấm độc nhất ở Bắc Mỹ. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng từ 5 đến 24 giờ sau khi ăn, chúng gây nôn mửa, mê sảng, co giật, tiêu chảy, suy gan và thận, và thường dẫn đến tử vong.

6. Lepiota brunneoincarnata

Không phải cứ có nhiều màu sắc sặc sỡ mới là nấm độc, ăn nhầm rất dễ tử vong - Ảnh 7.

Loài nấm này cũng chứa amatoxin, chúng dây nhiễm độc gan nghiêm trọng và có thể gây chết người nếu không được điều trị ngay lập tức. Chúng phân bố rộng khắp châu Âu và các vùng của châu Á, nó thường bị nhầm lẫn với các loài nấm ăn được.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại