Khoa học giải thích vì sao chúng ta thường trằn trọc, khó ngủ trong đêm đầu tiên đến chỗ mới

Cẩm Mai |

Ai cũng muốn được ngủ trên chiếc giường quen thuộc của mình.

Chắc hẳn, bạn đã từng trằn trọc, không thể ngủ trong đêm đầu tiên ngủ ở nơi lạ lẫm, không phải trên cái giường quen thuộc của mình. Từ đêm thứ hai trở đi, bạn mới có thể ngủ được ở nơi mới.

Các nhà khoa học sẽ giải thích vì sao chúng ta không thể ngủ trong đêm đầu tiên đến chỗ mới. Nhưng, trước tiên, chúng ta cần biết vì sao các sinh vật đều cần ngủ hàng ngày.

Tại sao chúng ta cần ngủ hàng ngày?

Khoa học giải thích vì sao chúng ta thường trằn trọc, khó ngủ trong đêm đầu tiên đến chỗ mới - Ảnh 1.

Tiếc thay, khoa học vẫn chưa thể lý giải tại sao động vật và con người đều cần ngủ. Hầu hết các giả thuyết đều đi đến kết luận rằng: giấc ngủ rất quan trọng đối với tế bào não và làm phục hồi cơ bắp.

Tuy nhiên, dù vì lý do gì mà các sinh vật đều cần phải ngủ cũng gây ra sự bất tiện cho cuộc sống và sự tiến hóa. Vì khi ngủ, bộ não ngừng hoạt động trong vài giờ khiến động vật không có khả năng nhận biết nguy hiểm để tự vệ.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta thường trằn trọc, khó ngủ trong đêm đầu tiên đến chỗ mới - Ảnh 2.

Do đó, các loài động vật như cá voi và cá heo đã phát triển hệ thống cảnh giác khi ngủ, được gọi là giấc ngủ đơn bán cầu não. Nghĩa là khi chúng ngủ, chỉ một bên bán cầu não nghỉ ngơi. Và con người cũng cần phát triển khả năng tương tự.

Cơ thể con người không quen với chỗ ngủ mới

Khoa học giải thích vì sao chúng ta thường trằn trọc, khó ngủ trong đêm đầu tiên đến chỗ mới - Ảnh 3.

Đêm đầu tiên, bạn ngủ ở chỗ mới, bạn sẽ bị khó ngủ – hiện tượng đó gọi là hiệu ứng đêm đầu tiên. Hiện tượng này xảy ra phổ biến nên nó là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học.

Khi bạn ngủ ở nơi mới, não của bạn nhận định đó là môi trường tiềm ẩn nguy hiểm, cho dù chỗ ngủ mới êm ấm, đầy đủ tiện nghi và an toàn. Lúc này, não không chịu nghỉ ngơi hoàn toàn nên bạn thấy khó ngủ.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta thường trằn trọc, khó ngủ trong đêm đầu tiên đến chỗ mới - Ảnh 4.

Nói cách khác, chúng ta khó ngủ cũng giống như cá heo, chỉ một bán cầu não của chúng ta chịu ngủ. Còn lại một bên bán cầu não thao thức canh phòng nguy hiểm.

Cuộc thí nghiệm về sự mất cân bằng giấc ngủ

Khoa học giải thích vì sao chúng ta thường trằn trọc, khó ngủ trong đêm đầu tiên đến chỗ mới - Ảnh 5.

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Brown (Mỹ) đã tìm ra nguyên nhân của hiệu ứng đêm đầu tiên. Họ tuyển chọn 35 tình nguyện viên khỏe mạnh cho ngủ trong phòng thí nghiệm suốt 2 tuần và thay đổi chỗ ngủ mỗi tuần để nghiên cứu hoạt động não.

Họ phát hiện ra bán cầu não trái và phải ngủ không sâu như nhau. Bán cầu não trái không ngủ sâu như bên phải. Nó dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn với những âm thanh lạ. Do đó, tình nguyện viên thấy khó ngủ. Một tuần sau, trong đêm thứ hai trong phòng thí nghiệm, độ ngủ sâu giữa hai bán cầu cân bằng hơn nhiều.

Làm sao vượt qua hiệu ứng đêm đầu tiên?

Khoa học giải thích vì sao chúng ta thường trằn trọc, khó ngủ trong đêm đầu tiên đến chỗ mới - Ảnh 6.

Mặc dù hiệu ứng đêm đầu tiên khá thú vị, nhưng nó làm cho chúng ta bị mất ngủ. Thiếu ngủ sẽ gây ra các bệnh như béo phì, cao huyết áp hoặc tiểu đường v.v…

Tuy nhiên, không phải là không có giải pháp điều trị. Các nhà khoa học nói rằng bộ não của chúng ta có thể quen với hiệu ứng đêm đầu tiên khi chúng ta trải qua nó thường xuyên. Bởi bộ não của con người rất linh hoạt.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta thường trằn trọc, khó ngủ trong đêm đầu tiên đến chỗ mới - Ảnh 7.

Việt hóa ảnh: Cẩm Mai.

Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ đã đưa ra một số thủ thuật giúp bạn vượt qua hiệu ứng đêm đầu tiên và ngủ ngon cho dù bạn ngủ ở đâu.

- Trước tiên, bạn hãy làm cho chỗ ngủ mới trông giống với phòng ngủ quen thuộc của bạn.

- Mang theo thứ gì đó quen thuộc với bạn, như: chiếc gối, bộ đồ ngủ hoặc đồ uống nóng bạn thường uống trước khi ngủ.

- Giữ thói quen đi ngủ như bình thường: đi ngủ đúng giờ và làm theo các nghi thức thông thường mà bạn làm ở nhà.

- Làm cho môi trường xung quanh bạn trở nên quen thuộc nhất có thể, ví dụ như: trang trí phòng, chăn gối, ngủ trên giường cùng kích thước với giường của bạn ở nhà.

Nguồn bài và ảnh: Bright Side

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại