Khi Liên Xô thám hiểm lòng đất, tại sao họ dừng lại ở độ sâu 12.262 mét? Phải mất 49 năm để hiểu sự thật

Thu Thảo |

Kế hoạch điên rồ của Liên Xô đã tiêu tốn một số tiền khổng lồ, rất nhiều nhân lực và thời gian nhưng kết quả có được như mong đợi?

Năm 1765, nhân loại bước vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xã hội loài người bước sang kỷ nguyên tiến bộ nhanh chóng.

Từ đầu đến giữa thế kỷ 20, sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh, thế giới hình thành hai phe đối lập với hai cường quốc đứng đầu là Hoa Kỳ và Liên Xô (Chiến tranh Lạnh) liên tiếp thực hiện nhiều cuộc cách mạng công nghệ nhằm mục đích khẳng định vị thế mỗi bên.

Một trong những công trình khẳng định sức mạnh khoa học kỹ thuật của hai cường quốc phải kể đến đó là tiến hành khám phá thế giới, đào xuyên Trái đất. Tuy nhiên, tình hình dưới lòng đất phức tạp, khiến hai cường quốc đều thất bại trong kế hoạch này.

Vào những năm 1950, Hoa Kỳ thực hiện chương trình khoan Moho với mục đích khoan xuyên qua lớp vỏ, nghiên cứu lớp phủ và tăng cường hiểu biết về lòng đất. Tuy nhiên, do khó khăn về kỹ thuật và chi phí, kế hoạch đã bị chấm dứt ngay sau đó 5 năm. 

Kết quả đợt thăm dò đã được thực hiện ở độ sâu 315 mét dưới đáy biển, 948 mét trên mặt đất với mũi khoan địa tâm của Hoa Kỳ đạt tới 4.500 mét.

Những năm 1970, Liên Xô đang ở thời kỳ cường quốc hùng mạnh nhất, với mong muốn thoát khỏi thất bại của Hoa Kỳ trong cuộc đổ bộ lên Mặt trăng năm 1969, Liên Xô đã quyết định thực hiện kế hoạch "Đào xuyên Trái đất" và gây chấn động toàn thế giới. 

Liên Xô sử dụng sức mạnh của cả nước bắt đầu mũi khoan siêu sâu Kola, để thực hiện kế hoạch điên rồ này.

Khi Liên Xô thám hiểm lòng đất, tại sao họ dừng lại ở độ sâu 12.262 mét? Phải mất 49 năm để hiểu sự thật - Ảnh 2.

Năm 1970, Liên Xô bắt đầu khoan siêu khoa học ở khu vực tiếp giáp với biên giới Na Uy trên bán đảo Kola. Toàn bộ kế hoạch kéo dài trong 36 năm, sử dụng gần như toàn bộ lực lượng khoa học công nghệ và các cán bộ nghiên cứu khoa học cao nhất Liên Xô. 

Đến năm 1989, hố khoan SG-3 được đào sâu 12.262m dưới mặt đất, trở thành hố sâu nhất do con người tạo ra. Giữa niềm vui sướng khi mọi người chuẩn bị để xuyên qua Trái đất thì kế hoạch đột ngột bị dừng lại.

Trên thực tế, Liên Xô đã mất 49 năm cho kế hoạch để đổi lấy độ sâu 12.262 mét. Nguyên nhân dừng lại được cho là nền kinh tế Liên Xô không còn đủ để chi trả cho siêu dự án này. Với áp lực dưới lòng đất cũng như độ cứng và nhiệt độ cao, việc duy trì nghiên cứu phát triển chế tạo các mũi khoan đã tiêu tốn của Liên Xô rất nhiều tiền. Hơn nữa, tiền lương và phúc lợi của các nhà nghiên cứu tham gia vào nhiệm vụ cũng trở thành một gánh nặng rất lớn.

Bên cạnh đó, vào thời điểm tiến hành kế hoạch trình độ công nghệ không thể nào xuyên qua được Trái đất, thậm chí ngày nay khi khoa học kỹ thuật đã tiên tiến hơn rất nhiều cũng không thể thực hiện được.

Kế hoạch "Đào xuyên Trái Đất" không có nhiều giá trị về mặt khoa học, hoàn toàn chỉ là một dự án do Liên Xô tiến hành nhằm đua trình độ công nghệ với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau khi bỏ ra công sức cùng số tiền lớn như vậy, Liên Xô vẫn nhận được phần thưởng xứng đáng. Họ đã tìm thấy một lớp trong lòng đất có hàm lượng vàng và kim cương cao ở độ sâu 9.500 mét.

Thăm dò ý kiến

Bạn thích thử sức ĐỐ VUI về lĩnh vực gì?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Tham khảo: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại