Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có

Duy Anh |

Theo quy hoạch, Thừa Thiên Huế sẽ tận dụng thế mạnh, trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025, trở thành đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam vào năm 2030.

Ngày 11/12/1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế chính thức được điền tên vào danh mục Di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Đây là di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Cố đô Huế đến nay vẫn còn lưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. 

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Theo đó, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương; đến năm 2030, Huế sẽ trở thành đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam. 

Mục tiêu đến năm 2050, Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

Việc kế thừa các di sản lịch sử trong quy hoạch và phát triển đô thị sẽ giúp Thừa Thiên Huế vừa bảo tồn bền vững các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú cùng không gian cảnh quan đặc sắc của các di sản, vừa tạo lập được những không gian đô thị mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.

Quy hoạch tỉnh vừa được thông qua nên chưa có bản thiết kế chi tiết. Dưới đây là viễn cảnh phát triển đô thị mới trong tương lai của Thừa Thiên Huế đến năm 2050 được ứng dụng AI ChatGPT sáng tạo ra ngoài những di sản được bảo tồn nguyên vẹn.

Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có- Ảnh 1.

Theo quy hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng ba trung tâm đô thị gồm: đô thị trung tâm (gồm quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà), đô thị vùng Tây Bắc và đô thị vùng Đông Nam. Đây sẽ là ba khu vực đô thị động lực với từng quy hoạch phân khu phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ riêng để giúp Thừa Thiên Huế tận dụng thế mạnh, trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025.

Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có- Ảnh 2.

Trong đó, đô thị trung tâm gồm thành phố Huế (được chia thành 2 quận: quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương), quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà; trong đó quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương là trung tâm vùng, là đô thị di sản, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, du lịch, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ; quận Hương Thủy phát triển đô thị sân bay gắn với cảng hàng không quốc tế Phú Bài, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp động lực; thị xã Hương Trà là đô thị vệ tinh.

Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có- Ảnh 3.

Đô thị vùng Tây Bắc bao gồm: thị xã Phong Điền - Quảng Điền - A Lưới, trong đó khu vực đô thị trung tâm là đô thị Phong Điền gắn với cảng Điền Lộc, khu công nghiệp Phong Điền phát triển đô thị công nghiệp là động lực phía bắc của tỉnh; là cửa ngõ phía Bắc kết nối với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.

Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có- Ảnh 4.

Đô thị Vùng Đông Nam gồm: huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông, trong đó phát triển khu vực Chân Mây trở thành đô thị loại III - một thành phố thông minh, hiện đại gắn với Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tạo động lực phát triển đột phá của vùng, cửa ngõ phía Nam kết nối với Đà Nẵng, cửa ngõ ra biển các nước thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây. Khu vực này có hệ thống hạ tầng giao thông đường cao tốc La Sơn - Túy Loan; cảng biển nước sâu Chân Mây phục vụ đón khách du lịch, vận chuyển hàng hóa quy mô lớn. Phát triển đô thị biển gắn với đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có- Ảnh 5.

Về giao thông vận tải, phát triển cảng biển Thừa Thiên Huế loại I gồm: khu bến Chân Mây đáp ứng tàu khách quốc tế đến 225.000 GT, tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải từ 150.000 tấn đến 200.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện và khu bến Phong Điền đáp ứng tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 50.000 tấn; tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.

Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có- Ảnh 6.

Hoàn thành đầu tư tuyến đường bộ ven biển, cao tốc nối các tỉnh trong vùng động lực miền Trung; giao thông tỉnh kết nối giữa các đô thị; nâng cấp một số tuyến đường trục chính, đường nội thị quan trọng tại thành phố, quận, thị xã và huyện và các hạ tầng quan trọng khác.

Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có- Ảnh 7.

Quy hoạch tuyến đường sắt đô thị kết nối các địa phương, đặc biệt tuyến Huế - Đà Nẵng kết nối hai thành phố, là cơ sở để phát triển các hoạt động kinh tế: Du lịch, dịch vụ, giải trí, thương mại, công nghiệp, logictics.

Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có- Ảnh 8.

Phát triển hệ thống giao thông đường sắt tốc độ cao, tàu điện trên cao sau năm 2030 từ Huế đến Đà Nẵng và có gắn với liên kết vùng, hợp tác quốc tế.

Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có- Ảnh 9.

Dự kiến quy hoạch nâng cấp và mở rộng sân bay Phú Bài thành sân bay quốc tế có khả năng tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn. Đến năm 2030, Phú Bài sẽ được nâng cấp để tiếp nhận 26 máy bay vào giờ cao điểm và 9 triệu hành khách/năm và đồng thời cũng được nâng cấp thành sân bay quân sự cấp 2.

Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có- Ảnh 10.

Về du lịch, Huế sẽ đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia Cảnh Dương - Lăng Cô; phát triển hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trở thành "Công viên đầm phá quốc gia", kết hợp với Vườn quốc gia Bạch Mã trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có- Ảnh 11.

Hình thành khu du lịch quốc gia tại khu nước suối khoáng nóng Thanh Tân, phát triển du lịch ven biển kết hợp với chăm sóc sức khỏe.

Khám phá tỉnh có vịnh biển đẹp nhất thế giới với hình ảnh phát triển hiện đại chưa từng có- Ảnh 12.

Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương được quy hoạch trở thành điểm đến quan trọng hàng đầu của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương trở thành điểm đến mang tầm cỡ quốc tế. Vịnh Lăng Cô được biết đến là vịnh biển gần như nguyên sơ nằm dưới chân đèo Hải Vân, với bãi tắm phẳng lì, nước xanh ngắt bao la tuyệt đẹp với hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú. Năm 2009 Vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn "Lăng Cô - Vịnh đẹp nhất thế giới".


 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại