Khai quật lăng mộ người tình của Tây Thi, chuyên gia thở dài: Nỗi hàm oan suốt 2.000 năm đã được hóa giải!

Diệu Thúy |

Một bức trúc thư trong ngôi mộ của Phạm Lãi đã tiết lộ sự thật không ai ngờ tới về nàng Tây Thi.

Hồng nhan họa thủy

Năm 494 trước Công nguyên, sau khi bị đánh bại thảm hại trong cuộc tranh giành quyền bá chủ với nước Ngô thì Việt Vương Câu Tiễn đã tạm thời hoãn binh để tăng cường lực lượng.

Quần thần dưới trướng hiến kế cho Việt Vương Câu Tiễn là phái những mỹ nữ sang nước Ngô để tìm cơ hội tiêu diệt ý chí vua Ngô. Với nhan sắc "chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn.", nàng Tây Thi đã lọt vào mắt xanh của Việt Vương Câu Tiễn trở thành nữ gián điệp được phái sang nước Ngô thực hiện nhiệm vụ "mỹ nhân kế" của mình.

Khai quật lăng mộ người tình của Tây Thi, chuyên gia thở dài: Nỗi hàm oan suốt 2.000 năm đã được hóa giải! - Ảnh 1.

Bức vẽ Tây Thi của Ngô Phù Sai. Hình ảnh: Wikipedia

Sau khi trải qua các bài huấn luyện nghiêm ngặt, Tây Thi cuối cùng đã được gửi đến bên cạnh Ngô Phù Sai – vua nước Ngô lúc bấy giờ. 

Không phụ sự ủy thác của Việt Vương Câu Tiễn, nàng đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, thường xuyên dùng lời lẽ mê hoặc vua Ngô, đồng thời còn kích động mối quan hệ giữa vua Ngô và các quan đại thần, để rồi cuối cùng vua Ngô phải rơi vào cảnh chúng thần tạo phản.

Khai quật lăng mộ người tình của Tây Thi, chuyên gia thở dài: Nỗi hàm oan suốt 2.000 năm đã được hóa giải! - Ảnh 2.

Bức vẽ Việt Vương Câu Tiễn. Hình ảnh: Sohu

Bên phía Việt Vương Câu Tiễn, ông chưa bao giờ chùng xuống ham muốn xâm chiếm nước Ngô. Vì thế ông đã ban hành nhiều chính sách có lợi cho đời sống và sinh kế của lê dân bách tính. Ông còn khuyến khích các hộ dân sinh thêm con nên chỉ trong vòng 20 năm, dân số nước Ư Việt đã tăng lên đáng kể. 

Với sự chuẩn bị kĩ lưỡng ấy, năm 473 trước Công nguyên, Việt Vương Câu Tiễn đã thành công chiếm được kinh đô nước Ngô. Thế nhưng sau tất cả, không ai nhìn thấy bóng hình của Tây Thi ở đâu? Và sự mất tích của nàng trở  thành bí ẩn lớn trong lịch sử!

Nỗi hàm oan được hóa giải sau 2000 năm

Rất nhiều những suy đoán được đưa ra: Có tin đồn rằng việc Việt Vương Câu Tiễn "qua cầu rút ván" bởi ông ta biết rằng thành công của mình có liên quan mật thiết đến Tây Thi, nên để tránh sau này miệng lưỡi thế gian, ông ta đã giết chết Tây Thi. Người ta cũng nói rằng đao kiếm không có mắt, nàng đã bị giết nhầm trong cuộc hỗn chiến giữa hai quân đội.

Nhưng lời tương truyền xuất hiện nhiều nhất thì cho rằng sự biến mất của Tây Thi có liên quan đến Phạm Lãi – sủng thần của Việt Vương Câu Tiễn.

Phạm Lãi (536-448 TCN) là một chính trị gia nổi tiếng cuối thời Xuân Thu. Tuy là người gốc Sở, nhưng vì bất mãn với nền chính trị đen tối của Sở Quốc, nên sau đó ông đã đầu quân dưới trướng Việt Vương và là cánh tay đắc lực giúp đỡ Câu Tiễn giành lại quyền bá chủ của mình.

Khai quật lăng mộ người tình của Tây Thi, chuyên gia thở dài: Nỗi hàm oan suốt 2.000 năm đã được hóa giải! - Ảnh 5.

Chân dung Phạm Lãi. Hình ảnh: Wikipedia

Phạm Lãi với Tây Thi vốn dĩ là một "cặp chim liền cành" vô cùng yêu thương nhau nhưng dưới sức ép của Việt Vương Câu Tiễn, Phạm Lãi không thể không để nàng đến nước Ngô nhằm thực hiện dã tâm của nước Ư Việt. 

Mặc dù Phạm Lãi thực sự yêu Tây Thi, nhưng ông ta cũng là một chính trị gia lão làng và một thương nhân khôn ngoan. Ông ta biết nên làm gì để chừa đường thoát thân an toàn cho bản thân.

Vì vậy đã tạm thời kìm nén cảm xúc nam nữ và lựa chọn hi sinh Tây Thi. Nhưng khi mọi việc xong xuôi, Phạm Lãi lại nghĩ đến tình cũ và lên kế hoạch tẩu thoát cùng Tây Thi.

Mãi đến năm 2014, người ta khai quật được 1 bức trúc thư từ các ngôi mộ cổ ở thị trấn Hồng Sơn, Vô Tích, tỉnh Giang Tô, hậu thế mới phát hiện thêm nhiều câu chuyện về 2 người này. 

Khai quật lăng mộ người tình của Tây Thi, chuyên gia thở dài: Nỗi hàm oan suốt 2.000 năm đã được hóa giải! - Ảnh 6.

Bức vẽ Phạm Lãi biệt Tây Thi khi nàng chuẩn bị sang nước Ngô. Hình ảnh: Kknews

"Lãi và Thi có tư thông, ba năm đầu đến nước Ngô. Dùng Ngôn Nhi Đình làm con tin, Thi không thể không làm" - Dòng chữ viết trên tấm trúc thư này ghi rằng Phạm Lãi đã đe dọa Tây Thi bằng đứa con giữa 2 người tên là Ngôn Nhi Đình, thế nên nàng bắt buộc phải đến nước Ngô và dằn lòng hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Hình dáng và quy mô của ngôi mộ cổ này rất giống với lăng mộ của các quý tộc thời Xuân Thu, nên sau khi điều tra hầu hết các chuyên gia đều xác định đây là lăng mộ của chính trị gia nổi tiếng thời Xuân Thu lúc bấy giờ - Phạm Lãi.

Quả thật sự sụp đổ của nước Ngô có liên quan đến Tây Thi, nhưng nàng cũng chỉ là một người mẹ muốn bảo vệ con mình và bị ép buộc phải trở thành gián điệp. Các chuyên gia cũng nhận định rằng "Hồng nhan họa thủy" có lẽ không đúng với nàng, chúng ta đã hàm oan Tây Thi suốt 2.000 năm qua. Thật đáng thương!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại