Đang thăm dò đáy biển sâu 1.000m, bỗng màn hình radar 'nhiễu loạn': Cảnh tượng bên dưới khiến nhà thám hiểm 'chết lặng'!

Trang Ly |

Bí mật chết chóc nào đang ẩn náu dưới đáy biển sâu?

Ảnh: LA Times (Mỹ)

Ảnh: LA Times (Mỹ)

Cách đảo Santa Catalina (thuộc bang California, Mỹ) không xa, tại một vùng biển sâu nơi cư dân của nó là cá voi và rừng tảo bẹ sinh sống, Giáo sư Khoa học Trái Đất và Sinh học Mỹ David Valentine đã giải mã những tín hiệu bất thường dưới nước khiến ông ớn lạnh.

Trước đó, nhà thám hiểm khoa học thuộc trường Đại học California, Santa Barbara (UCSB) này đang trong quá trình nghiên cứu sự thấm khí mêtan (CH4) vào đại dương với trợ thủ đắc lực là robot nghiên cứu biển sâu (deep-sea robot) tên Jason của mình.

Linh cảm kỳ lạ khiến GS. David Valentine thực hiện những lần quét sóng siêu âm dưới đáy biển ngoài khơi đảo Santa Catalina. Những tiếng 'Ping' kỳ lạ liên tục xuất hiện. Màn hình radar hiện lên những vật thể kỳ lạ...

Quả đúng như vậy. Ông đã tìm thấy bí mật chết chóc dưới đáy biển sâu.

Sau khi đi xuống độ sâu gần 1.000 mét dưới đáy đại dương, con robot bắt đầu bật đèn và quét hình ảnh qua chiếc camera chuyên dụng của mình. Ở độ sâu và bóng tối này, địa hình chưa được khám phá có cảm giác kỳ lạ tựa như thể lái xe qua một sa mạc rộng lớn vào ban đêm.

Và đó là lúc những chiếc thùng xuất hiện trong tầm ngắm. Những thùng chứa đầy hóa chất độc hại bị cấm từ nhiều thập kỷ trước rải rác khắp đáy đại dương.

Đang thăm dò đáy biển sâu 1.000m, bỗng màn hình radar nhiễu loạn: Cảnh tượng bên dưới khiến nhà thám hiểm chết lặng! - Ảnh 1.

Cận cảnh một chiếc thùng chứa chất độc bị ném xuống đại dương. Ảnh: UCSB

Từ phát hiện kinh hoàng này, câu chuyện về vụ tàn phá môi trường biển khét tiếng nhất ngoài khơi Los Angeles - [một vụ án kéo dài hàng thập kỷ, tiêu tốn hàng chục triệu đô la, khiến nhiều thế hệ nhà khoa học thất vọng] - dần hé lộ và gây ám ảnh cực lớn cho GS. David Valentine.

Nhiều nhà khoa học đồng loạt lên tiếng, việc làm bẩn đại dương diễn ra liều lĩnh đến mức không thể tưởng tượng nổi.

"Có tới nửa triệu thùng chất độc đang nằm dưới đáy đại dương ngay lúc này" - Tờ Times (Mỹ) điều tra và nhận định.

Và các chất độc này đang lan rộng. Nồng độ chất độc trong biển và trầm tích hầu hết đều cao hơn ngưỡng cho phép do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) thiết lập.

01. TỘI ÁC TỪ SAU THẾ CHIẾN II

Cùng trở lại thời điểm cách đây nhiều thập kỷ...

Năm 1947, Montrose Chemical Corp. - nhà sản xuất DDT lớn nhất Mỹ - DDT là một loại thuốc trừ sâu mạnh đến mức gây ngộ độc cho chim và cá - được thành lập tại Los Angeles. Từ đó đến tận năm 1982, biển bắt đầu bị Tập đoàn này đầu độc. Một cách thầm lặng. Bí mật. Và tàn độc.

Chương trình Superfund do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ quản lý đã phanh phui hoạt động xử lý chất thải độc hại của công ty này thông qua các đường ống nước thải đổ ra đại dương.

Điều tra cho thấy, nhiều tháng sau khi Thế chiến thứ hai (1939 - 1945) kết thúc, hàng nghìn thùng bùn axit có tẩm hóa chất tổng hợp độc hại này được đưa ra một địa điểm gần đảo Santa Catalina và đổ xuống đại dương sâu thẳm - ở một vùng rộng lớn đến mức, nó có thể hòa tan ngay cả những chất độc nguy hiểm nhất.

Tồi tệ hơn, các cơ quan quản lý môi trường Mỹ đã báo cáo vào những năm 1980 rằng những người phụ trách xử lý chất thải DDT đôi khi 'đi đường tắt' - họ xả đổ những thùng chất độc này ở gần bờ hơn. Và khi những chiếc thùng không thể tự chìm xuống, những người xử lý vô trách nhiệm chỉ đơn giản là làm thủng chúng.

Tất nhiên, trong suốt 35 năm đó (1947-1982), việc xả chất độc ra biển được bao bọc kín kẽ. Công chúng không hề hay biết. Đại dương chôn vùi bằng chứng qua nhiều thế hệ. Cho đến khi...

Công nghệ hiện đại có thể đưa các nhà khoa học đến những độ sâu mới. Trong năm 2011 và 2013, nhóm nghiên cứu Mỹ đã có thể xác định được khoảng 60 thùng nằm rải rác dưới đáy biển.

Một mẫu trầm tích cho thấy nồng độ DDT lớn hơn 40 lần so với mức ô nhiễm cao nhất được ghi nhận tại địa điểm Superfund - một khu vực được liên bang chỉ định chứa chất thải nguy hại mà các quan chức đã chứa để làm nông vùng nước gần Palos Verdes.

Đang thăm dò đáy biển sâu 1.000m, bỗng màn hình radar nhiễu loạn: Cảnh tượng bên dưới khiến nhà thám hiểm chết lặng! - Ảnh 2.

Vị trí của những thùng chứa chất độc DDT ngoài khơi đảo Santa Catalina. Nguồn: LA Times

Đến năm 2020, GS. David Valentine lại một lần nữa khiến các nhà nghiên cứu biển chua xót khi tìm thấy những thùng chất độc DDT rò rỉ ra biển.

Điều tra về sau này cho thấy, Montrose Chemical Corp. đã thải hơn 2.000 thùng bùn chứa DDT mỗi tháng. Họ đã tính toán: Từ năm 1947 đến năm 1961, có thể có tới 767 tấn DDT đã đi vào đại dương. Tính từ năm 1947 đến 1982, con số đã lớn hơn rất nhiều!

Mỗi thùng bùn chứa khoảng 0,5% đến 2% DDT - tức là nửa triệu thùng thải ra sẽ có tới tổng số từ 384 đến 1.535 tấn DDT trên đáy biển.

Chính điều này đã ám ảnh tột độ các nhà khoa học, đặc biệt là GS. David Valentine. Ông tự hỏi: "Đến bao giờ con người mới ngừng nghĩ đến cái lợi trước mắt? Ngừng nghĩ đến việc tự đầu độc con người và Trái Đất một cách tàn nhẫn như thế?"

02. DDT PHÁ HỦY CON NGƯỜI, SINH VẬT THẾ NÀO?

Thế giới ngày nay đang vật lộn với vi nhựa, BPA, PFAS và các chất độc khác đến nỗi chúng dường như không bao giờ biến mất. Nhưng việc hàng thùng chất thải chứa DDT (Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane) với các tính chất có độ bền vững cực cao và độc tính rất cao, rất lâu bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên - đã gióng lên hồi chuông đinh tai, buộc công chúng phải hành động vì môi trường.

Bởi DDT và các dẫn xuất của nó gây rối loạn hoocmôn ở người và động vật, có thể là tác nhân gây đột biến, gây ung thư rất nguy hiểm.

Những dấu hiệu cảnh báo về cá nhiễm độc cho đến ngày nay vẫn phủ kín các cầu tàu địa phương. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể bị tổn hại. Một thế hệ phụ nữ mới - tiếp xúc với DDT từ mẹ của họ - phải vật lộn với những nguy cơ ung thư vú rất cao.

Sự ô nhiễm ở sư tử biển và cá heo tiếp tục khiến các nhà khoa học lo lắng, và sự tuyệt chủng diện rộng của chim ưng và đại bàng hói cho thấy chất độc của một góc của thế giới có thể lan tràn khắp toàn bộ hệ sinh thái như thế nào.

Giáo sư David Valentine hy vọng việc đào bới bằng chứng vật chất từ ​​đáy biển sẽ thu hút được nhiều người quan tâm hơn, buộc chính phủ phải hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ môi trường biển và chính sinh mạng của con người, động vật.

Đang thăm dò đáy biển sâu 1.000m, bỗng màn hình radar nhiễu loạn: Cảnh tượng bên dưới khiến nhà thám hiểm chết lặng! - Ảnh 4.

DDT đã từng được coi là một loại thuốc trừ sâu kỳ diệu, chống lại bệnh sốt rét và ngăn chặn mất mùa trên khắp thế giới. Ảnh: Một chiếc máy bay phủ bột DDT lên một đàn cừu ở Medford, bang Oregon, Mỹ vào năm 1948. (Nguồn: Keystone-France / Gamma-Keystone qua Getty Images; Associated Press)

Từng được ca ngợi là thành tựu khoa học quan trọng, DDT đã chống lại cả bệnh sốt rét và sốt phát ban trong thời kỳ Thế chiến thứ hai. Nó mạnh đến mức một viên chứa lượng DDT an toàn có thể bảo vệ một người lính trong nhiều tháng. Giám đốc y tế dự phòng của Lục quân Mỹ, Chuẩn tướng James Simmons, người nổi tiếng ca ngợi hóa chất DDT này là "đóng góp lớn nhất của chiến tranh đối với sức khỏe tương lai của thế giới."

Các nhà sản xuất gấp rút cung cấp nhu cầu DDT sau chiến tranh - trong đó có Tập đoàn Montrose Chemical Corp. của California. Ngành công nghiệp hóa chất được tôn vinh vào thời điểm đó vì đã thúc đẩy quốc gia trở nên thịnh vượng hơn và ngăn chặn mất mùa trên toàn cầu. Riêng Mỹ đã sử dụng tới 80 triệu pound DDT trong một năm.

Tuy nhiên, DDT là con dao hai lưỡi.

Một nhà khoa học hàng đầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ thập kỷ 1940 đã kêu gọi quân đội không cho phép sử dụng thuốc diệt côn trùng DDT cho mục đích thương mại mà không cần nghiên cứu thêm, vì lo lắng về "tác động của chúng đối với đất và đối với toàn bộ sự cân bằng của tự nhiên".

Ngay cả nhà hóa học Thụy Sĩ Paul Hermann Müller, người đoạt giải Nobel năm 1948 vì phát hiện ra DDT như một loại thuốc trừ sâu, cũng cảnh báo rằng bản thân ông cũng không hiểu đầy đủ về cách hóa chất này tương tác với thế giới sống. Ông nói, nhiều thập kỷ nghiên cứu miệt mài vẫn còn ở phía trước đối với các nhà sinh vật học.

Ảnh trái: Năm 1969, các lô hàng cá thu từ Nam California đã bị thu hồi vì mức DDT cao tới 10 phần triệu, hay ppm - gấp đôi mức mà Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho là an toàn để tiêu thụ vào thời điểm đó. - Ảnh phải: Cùng năm đó, những con bồ nông nâu California, loài ăn cá, đã đẻ trứng trên đảo Anacapa với hóa chất được phân hủy từ DDT trung bình 1.200 ppm. Nguồn: LA Times

Năm 1962, Rachel Carson, một nhà sinh vật học biển, đã chú ý đến những lời cảnh báo của Paul Hermann Müller và đã đứng đầu một phong trào chống lại cái mà bà gọi là "sự đầu độc liều lĩnh và vô trách nhiệm của thế giới mà con người chia sẻ với tất cả các sinh vật khác".

Cuốn sách mang tính cách mạng "Silent Spring" của bà gợi lên sự im lặng đột ngột của những chú chim biết hót mất tích trên bầu trời - cảnh báo những người chưa biết về nguy cơ tiếp xúc lâu dài, ngay cả với liều lượng nhỏ, với một chất hóa học mà họ không thể tránh khỏi.

DDT rất ổn định và có thể mất rất nhiều năm để phá vỡ. Nó không thực sự hòa tan trong nước nhưng dễ dàng lưu trữ trong chất béo. Tổng hợp những vấn đề này là cái mà các nhà khoa học ngày nay gọi là "sự đồng nhất sinh học": Chất độc tích tụ trong các mô của động vật với nồng độ ngày càng lớn khi nó di chuyển lên chuỗi thức ăn.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng DDT đang khiến vỏ trứng mỏng đến mức gà con sẽ chết. Đại bàng hói cũng đã biến mất khỏi Vườn quốc gia Quần đảo Channel (tiểu bang California), cùng với chim ưng peregrine và bồ nông nâu. Tương tự, những con sư tử biển có hơn 1.000 ppm chất độc trong lông tơ trong cơ thể chúng và khiến những con cái sinh non. Cá heo mũi chai có nồng độ cao tới 2.000 ppm.

03. CÁI GIÁ CỦA VIỆC XEM ĐẠI DƯƠNG LÀ BÃI RÁC

Tại sao lại có chuyện này? Hãy xem chuỗi thức ăn lớn này.

Ở biển, thực vật phù du là cơ sở cho hầu hết các lưới thức ăn trong đại dương. Thực vật phù du nhiễm DDT bị động vật phù du, loài cá và cá voi tiêu thụ cực lớn hàng ngày. Các loài chim săn mồi lại ăn cá nhiễm độc, rồi con người lại ăn nhưng loài cá ngoài đại dương... Cứ thế, tạo ra một chuỗi thức ăn nhiễm độc DDT.

Đứng trước sự phản đối mạnh mẽ của công chúng cùng những lập luận đáng báo động của giới khoa học, Tập đoàn Montrose Chemical Corp. vẫn mạnh mẽ bảo vệ DDT trong suốt những năm 1960.

Đang thăm dò đáy biển sâu 1.000m, bỗng màn hình radar nhiễu loạn: Cảnh tượng bên dưới khiến nhà thám hiểm chết lặng! - Ảnh 7.

Vết thủng trên cách thùng chứa chất độc DDT bị rạch ra cho dễ chìm. Chính vì thế, chất độc đã rò rỉ vào đại dương. Ảnh: David Valentine / ROV Jason

Họ nói rằng DDT đóng một vai trò quan trọng trong xã hội khi được sử dụng đúng cách và không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Họ cáo buộc các nhà môi trường về các chiến thuật hù dọa và thông tin sai lệch, đồng thời quảng cáo danh tiếng của Tập đoàn này trong việc tạo ra DDT tốt nhất trên thế giới - một loại kỹ thuật được bán cho các công ty khác sau đó sẽ pha loãng nó thành các loại thuốc diệt côn trùng cụ thể.

Họ cho biết Tập đoàn đã cung cấp cho các chính phủ từ Brazil đến Ấn Độ và thậm chí cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

NHƯNG!

Sau nhiều năm tra hỏi ráo riết, các quan chức chính phủ Mỹ cho biết họ tin rằng hóa chất này gây ra những rủi ro không thể chấp nhận được đối với môi trường và có thể gây hại cho sức khỏe con người. Năm 1972, Mỹ cấm sử dụng DDT.

Tuy nhiên, nhu cầu DDT vẫn mạnh ở các quốc gia khác, vì vậy nhà máy hóa chất ở Los Angeles tiếp tục hoạt động nhiều hơn. Montrose Chemical Corp. xoay sở để hoạt động thêm 10 năm trước khi nhà máy nằm khuất trên Đại lộ Normandie chìm vào bóng tối vĩnh viễn.

Trở lại thời hiện đại các luật sư đại diện cho Montrose, khi được The Times liên hệ, đã từ chối bình luận về dữ liệu dưới nước mới và lưu ý rằng các khiếu nại về đại dương liên quan đến hoạt động DDT đã được giải quyết cách đây 20 năm.

Tuy nhiên, các vụ kiện tụng Montrose Chemical Corp. vẫn tiếp tục cho đến ngày nay do các tác động nguy hại đến môi trường và sinh vật. Vào tháng 8/2020, một khoản giải quyết trị giá 56,6 triệu đô la Mỹ cuối cùng đã đạt được về ô nhiễm nước ngầm.

Dù tiền được đưa ra để bồi thường nhưng đối với các nhà khoa học, họ cần ý thức bảo vệ từ con người. Bởi, nếu cứ tiếp tục suy nghĩ rằng: Đại dương là một bãi rác không giới hạn: Nó sẽ hấp thụ CO₂ của chúng ta; ngậm thủy ngân giúp chúng ta; 'nuốt' số lượng nhựa khổng lồ mà chúng ta vứt bỏ mỗi ngày; trở thành bãi rác cho thuốc trừ sâu; hay xử lý bất cứ thứ gì đang thải ra từ con người - thì sẽ có lúc chúng ta không còn đủ tỉnh táo để nghĩ về những thứ đó.

Vì sao?

"Như những gì chúng tôi ngày càng học được nhiều hơn, đó là sức khỏe của nhân loại và sức khỏe của đại dương là không thể tách rời" - Chuyên gia Amro Hamdoun thuộc Viện Hải dương học Scripps (San Diego, California) kết luận.

Chuyển ngữ từ: Lost Angeles Times (Mỹ)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại