Kể từ năm 1986, để vượt ngưỡng thu nhập thấp, Philippines mất 9 năm, Indonesia mất 11 năm, Việt Nam thì sao?

Minh Tiến |

Năm 1986, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam 150 USD, thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập thấp.

Theo World Bank, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được chia thành 3 nhóm: Các quốc gia có GNI/người dưới 1.035 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp, các quốc gia có GNI/người trong khoảng 1.036-4.045 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp, các quốc gia có GNI/người trong khoảng 4.046-12.535 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao và các quốc gia có GNI/người trên 12.536 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập cao.

Theo dữ liệu của WB, năm 1986, thu nhập bình quân của Philippines, Indonesia và Việt Nam đạt lần lượt 620 USD, 510 USD và 150 USD. Theo đó, Philippines, Indonesia và Việt Nam đều thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập thấp.

Đến năm 1995, thu nhập bình quân của Philippines đạt 1.160 USD. Như vậy, Philippines đã vượt ngưỡng thu nhập thấp và được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp sau 9 năm để từ năm 1986.

Trong khi đó, thu nhập bình quân của Indonesia và Việt Nam đạt 990 USD và 250 USD, vẫn thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập thấp.

Đến năm 1997, thu nhập bình quân của Indonesia đạt 1.100 USD. Như vậy, Indonesia đã vượt ngưỡng thu nhập thấp và được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp sau 11 năm để từ năm 1986.

Trong khi đó, thu nhập bình quân của Philippines đạt 1.390 USD, vẫn thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Việt Nam có thu nhập bình quân đạt 330 USD, vẫn thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập thấp.

 Kể từ năm 1986, để vượt ngưỡng thu nhập thấp, Philippines mất 9 năm, Indonesia mất 11 năm, Việt Nam thì sao?  - Ảnh 1.

Thu nhập bình quân của Philippines, Indonesia và Việt Nam giai đoạn 1986-2021. Nguồn: WB.

Đối với Việt Nam, kể từ khi cải cách kinh tế năm 1986 đến năm 2009, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng hơn 5 lần, đạt 1.110 USD vào năm 2009. Như vậy, Việt Nam đã chính thức vượt ngưỡng thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp sau 23 năm kể từ năm 1986.

Cùng với đó, thu nhập bình quân của Philippines và Indonesia đạt lần lượt là 2.170 USD và 2.150 USD, vẫn thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Xét trong toàn bộ các nước thuộc khối ASEAN, thu nhập bình quân các nước có sự thay đổi rõ rệt trong cả giai đoạn 1986-2021.

Năm 1986, 7/10 quốc gia thuộc khối ASEAN được xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập thấp. Cụ thể, các quốc gia có thu nhập thấp trong khối ASEAN là Thái Lan (830 USD), Philippines (620 USD), Indonesia (510 USD), Lào (550 USD), Campuchia (200 USD), Việt Nam (150 USD) và Myanmar (40 USD).

Trong khi đó, Malaysia có thu nhập bình quân đạt 1.860 USD, thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Singapore và Brunei được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình cao.

 Kể từ năm 1986, để vượt ngưỡng thu nhập thấp, Philippines mất 9 năm, Indonesia mất 11 năm, Việt Nam thì sao?  - Ảnh 2.

Thu nhập bình quân đầu người các nước trong khối ASEAN giai đoạn 1986-2021. Nguồn: WB.

Năm 2021, Singapore và Brunei có thu nhập bình quân đạt 64.010 USD và 31.510 USD, được xếp vào nhóm nước có thu nhập cao. Malaysia, Thái Lan, Indonesia có thu nhập bình quân đạt lần lượt là 10.930 USD, 7.260 USD và 4.140 USD, được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình cao.

Các quốc gia còn lại Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar đều thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại