Israel đã tuyên bố mới đây rằng, Nga và Israel tôn trọng lợi ích của nhau tại Syria. Ngày 29 tháng 4 năm 2018 một phi đội không quân Israel gồm 4 chiếc F-15S đã tấn công vào kho vũ khí của lực lượng "ủy nhiệm" (proxy) Iran tại Hama và Aleppo bằng bom GBU-39 và tên lửa Delilah, phá hủy gần 200 quả tên lửa và giết chết 26 người trong đó có 11 là người Iran…
Đầu tiên, phải công nhận rằng, không quân Israel tác chiến như thế này thì không chỉ lực lượng phòng không Syria, Iran mà kể cả Nga có giỏi mấy đi nữa cũng bị bất ngờ…và chỉ rút kinh nghiệm lần sau mà thôi…
Bộ đôi tiêm kích hiện đại F-15 và F-16 của Không quân Israel.
Chiến thuật cực kỳ tinh ranh của Israel
Có 2 yếu tố đặc sắc mà không quân Israel đã tạo ra trong đòn tấn công này khiến cho giới quân sự "tâm phục khẩu phục", đó là bất ngờ và bí mật…
Bất ngờ lớn nhất khiến cho phòng không Syria và Iran thúc thủ là hướng tấn công.
Không quân Israel sau nhiều nỗ lực xâm nhập vào không phận của Syria từ phía Tây, đã chọn một hướng từ phía Đông.
Hướng tấn công phía Tây, với hệ thống quan sát Nga và Syria thì "nhất cử nhất động" của không quân Israel đều bị phát hiện (tuy nhiên Nga bắn hạ hay không lại là chuyện khác). Không quân Israel trước đây luôn luôn thực hiện các đòn tấn công đều từ hướng này.
Về nguyên tắc chiến thuật thông thường thì tấn công từ hướng Tây là thuận lợi nhất vì tại lãnh thổ của mình và thậm chí sử dụng không phận Lebanon không quân Israel có thể vận động tấn công trong một khoảng cách ngắn nhất.
Tuy nhiên lần này, không quân Israel không sử dụng hướng đó vì có lẽ Israel nghi ngờ rằng, phòng không Syria đã được trang bị S-300 hoặc phản ứng của Syria sẽ quyết liệt hơn trước, khi phát hiện không quân Israel xâm phạm không phận, nên Israel quyết định chọn hướng tấn công phía Đông…
Hướng tấn công từ phía Đông, không quân Israel buộc phải hành quân đến vị trí xuất phát tấn công rất xa, nhưng bù lại nó có tính bí mật tuyệt đối.
Bí mật. Tạo ra được bí mật tuyệt đối với đối phương tức là "bịt tai, che mắt" thì đòi hỏi phải có mưu kế của Bộ Tham mưu tác chiến Israel . Họ đã thực hiện 4 bước sau:
1. Phi đội khởi hành từ Israel , bay qua không phận Jordan vào Iraq
2. Bay hòa nhập vào những chiếc máy bay do liên quân Mỹ đứng đầu, dùng mã nhận biết như máy bay Mỹ, nhằm đánh lừa sự theo dõi của Radar Nga, tránh bị phát hiện đích danh (đây là sự tinh ranh, khôn ngoan trong kế hoạch tác chiến của Israel ).
3. Tấn công bằng vũ khí có điều khiển chính xác là bom GBU-39/và tên lửa Dellilah.
4. Nhận tiếp dầu ngay trên không phận Iraq khi quay về Israel.
Như vậy, có thể nói với kế hoạch tác chiến như này, không quân Israel hành quân chiếm lĩnh vị trí xuất phát tấn công dù rất xa nhưng bí mật tuyệt đối để tạo ra một lợi thế tác chiến quyết định, đó là, có vị trí xuất phát tấn công cực kỳ thuận lợi.
Trên bản đồ, chúng ta thấy phi đội F-15S chỉ tiến hành không kích từ không phận sông Euphrates , một khoảng các rất gần so với tấn công từ hướng Tây.
Đường bay của phi đội tiêm kích F-15 Không quân Israel.
Nga bị Israel vượt mặt hay cho phép?
Phải khẳng định chắc chắn là về mặt quân sự, ở góc nhìn chiến thuật thì Nga có đủ khả năng để ngăn chặn các đòn tấn công của Israel vào lãnh thổ Syria, nhưng có một điều không phải ai cũng hiểu và hiểu đúng là quân sự chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị và lợi ích quốc gia…
Có nhiều dư luận cho rằng Nga cho phép và tiếp tay cho Israel thực hiện các đòn tấn công, rằng, những người nhập cư Do Thái của Nga chiếm đóng Palestin chính là những người hành hạ hung hăng nhất người Palestin… nghĩa là Nga-Israel có một mối quan hệ đặc biệt.
Rõ ràng là Nga và Israel có một mối quan hệ đặc biệt thật sự. Việc các đồng minh Mỹ, Phương Tây đồng loạt trục xuất nhân viên ngoại giao Nga, bao vây cấm vận Nga…lên cơn cuồng loạn, nhưng không phải là việc của Israel, chẳng phải là "đặc biệt" sao?...
Còn tại Trung Đông và Syria thì sao?
Đầu tiên, Nga hiện diện tại Syria là theo lời mời của chính quyền của Tổng thống Bashar Assad để chống khủng bố, đồng thời để bảo vệ lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia Nga.
An ninh quốc gia Nga là gì, chẳng hạn, đó là chiến đấu tiêu diệt những kẻ khủng bố hồi giáo cực đoan tại Syria thay vì chiến đấu tại Caucasus và phần còn lại trên lãnh thổ của Nga…
Lợi ích quốc gia Nga là gì, chẳng hạn, bảo vệ quyền thống trị khí đốt của Nga với Châu Âu…có nghĩa là bảo vệ chính quyền Assad hợp pháp tại Syria không bị sụp đổ bởi sự chống phá của Mỹ và Phương Tây. Còn Assad phải ra đi hay ở lại là do chính nhân dân Syria quyết định.
Chưa lúc nào nghe thấy bất kỳ quan chức Nga nào nói đến bất kỳ loại nghĩa vụ nào của Nga đối với Syria hay bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực. Do đó, cách hành xử khôn ngoan của Nga là mọi hành động của ai đó không đụng chạm đến lợi ích Nga thì Nga không can thiệp.
Chẳng hạn đối với nhân tố Iran trong vấn đề Syria và Trung Đông, có thể nói Iran cũng không phải là "dạng vừa", chẳng kém gì Thổ Nhĩ Kỳ với tư tưởng Ottoman.
Trong 7 năm chiến tranh ở Syria, Iran từng là một trong những đồng minh chiến lược quan trọng nhất của chính phủ của Bashar Assad. Tuy nhiên, "không có bữa trưa nào miễn phí", gần đây, Iran đã bắt đầu cố gắng để chinh phục, thâu tóm các nguồn lực của đất nước Syria.
Không quân Israel
Iran đang củng cố thành lập nguồn lực riêng của họ từ các lực lượng proxy trong NDF (lực lượng vũ trang địa phương Syria ủng hộ chính phủ), từ các đơn vị Hezbollah, từ người Iraq…nhằm tạo thành một trục Iraq-Syria-Lebanon vào Địa Trung Hải.
Ý đồ chiến lược của Iran là đối kháng với Israel là đương nhiên và không chỉ gây ra mối bất an, lo ngại cho chính quyền Assad mà còn tạo nên sự không hài lòng của người Nga.
Đó là lý do vì sao Israel, khi phát hiện ra sự chuyển quân, chuyển trang bị của Iran cùng với Hezbollah, với lực lượng proxy Iran là không quân Israel ra tay tấn công tiêu diệt mà Nga im lặng, còn chính quyền Assad thì phản đối lấy lệ, miễn sao không vượt qua lằn ranh đỏ.
Các đòn tấn công của Israel vào Syria kể từ khi Nga có mặt tại Syria thực tế không gây hại cho người Nga và quân đội Assad dù rằng, Israel chẳng thân thiện gì với Assad. Israel chỉ nhằm vào lực lượng Hezbollah, lực lượng Proxy Iran và điều đó thì nằm ngoài sự can thiệp của Nga.
Nga tuyên bố sẽ cung cấp S-300 cho Syria.
Có thể nói tình hình chính trị Syria là rất phức tạp. Các thế lực nước ngoài tại Syria đều có những lợi ích quốc gia khác nhau và những chiến lược khác nhau tạo ra những mâu thuẫn đan xen.
Trong mối quan hệ phức tạp đó dễ thấy một điều là Nga đang bảo vệ chính quyền Assad bằng cánh tay của mình, bằng việc xây dựng Quân đội Syria (SAA) chính quy, hiện đại. Do đó, đụng đến quân đội chính quy Assad là đụng đến Nga. Khi đó ngay cả Mỹ, Nga cũng tuyên bố đáp trả như đã biết.
Chắc chắn, người Nga khi tuyên bố sẽ cung cấp S-300 cho Syria không phải để bắn hạ máy bay Israel mà để cảnh cáo cho những cái đầu hăng máu sau vụ tấn công tên lửa 14/4 và những chiếc máy bay trên tàu sân bay USS Harry S. Truman đang trên đường đến Đông Địa Trung Hải.
Vị thế chính trị, quân sự của Nga sau kết quả can thiệp vào Syria và chiến lược khôn ngoan của Nga đã khiến Nga trở thành một người chơi chính, một trung tâm trong cuộc chiến địa chính trị Trung Đông.
Tên lửa Delilah của Israel