Đây là một sự kiện nhanh chóng diễn ra trong đêm khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran bùng lên sau khi Tehran bắn tên lửa vào các căn cứ quân sự Mỹ:
1. Lầu Năm Góc xác nhận Iran đã bắn hơn một chục tên lửa đạn đạo từ lãnh thổ Iran, nhắm vào ít nhất hai căn cứ quân sự tại Iraq có lính Mỹ và liên quân đồn trú.
2. Tehran đe dọa sẽ tấn công Dubai ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Haifa ở Israel nếu Washington đáp trả vụ tấn công bằng tên lửa, theo Đài truyền hình Al Alam của Iran.
3. Hoa Kỳ cấm các hãng hàng không Mỹ hoạt động trên không phận trên lãnh thổ Iraq, Iran, Vịnh Ô-man và vùng biển giữa Iran và Ả Rập Saudi.
4. Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif nói rằng các cuộc đình công là "các biện pháp tương xứng trong tự vệ" và rằng Teheran không tìm cách gây chiến.
5. Trong dòng tweet đầu tiên sau các vụ tấn công, Donald Trump đã nói "Tất cả đều ổn!" và rằng, ông sẽ đưa ra một tuyên bố vào sáng thứ Tư (theo giờ Washington).
Đòn trả đũa tương xứng?
Có thể nói, sau cuộc không kích làm 10 người chết, bao gồm Tư lệnh Lực lượng Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng (IRGC) và chỉ huy thứ hai của Lực lượng Dân quân ở Iraq, những người ra quyết định của Iran tại Tehran hiện đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải:
Mỹ nhận ngay trách nhiệm, có lẽ dường như là để gánh tội cho Israel – nhà tài trợ chính của cuộc đột kích và là kẻ chủ mưu mà Tehran thừa biết. Bởi lẽ, dù sao thì Tehran sẽ "suy nghĩ 2 lần" nếu đó là Mỹ, nhưng nếu đó là Israel thì sự trả đũa của Tehran sẽ "ngay và luôn", lúc đó một cuộc đối đầu toàn cầu có thể xảy ra, điều Mỹ chưa muốn.
Quả thật, Tehran dứt khoát phải trả đũa, nếu không thì sẽ bị coi là yếu đuối, và lòng dân, lòng quân bất an. Nhưng trong điều kiện Iran bị cấm vận, nền kinh tế bị khủng hoảng, sức mạnh quân sự còn quá yếu so với Mỹ thì đây là một sự lựa chọn khó khăn, rất khó khăn… bởi 2 lý do:
Thứ nhất, nếu Tehran ra đòn trả đũa quá tay, quá sức chịu đựng của Mỹ, "thách thức trắng trợn" đến sức mạnh của một quốc gia đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự Hoa Kỳ là dại dột, là sự tự sát của chính quyền Tehran. Vì vậy, "sự trả thù nghiêm trọng" của Iran phải nằm trong sức chịu đựng của TT Donald Trump.
Tên lửa đạn đạo Iran khai hỏa.
Thứ hai, một sự thiếu tỉnh táo, chuẩn xác gây ra chiến tranh trực tiếp Iran – Mỹ sẽ là làm lợi trực tiếp cho đối thủ truyền kiếp của Iran là Israel.
Vì thế, có thể nói hành động, tuyên bố của Tehran phải tạo ra một "Thông điệp" để người Mỹ hiểu, nhận biết rõ ràng, nếu không, Israel là nguyên nhân chính cho cuộc chiến tranh toàn diện, trực tiếp giữa Mỹ - Iran, điều mà cả Mỹ và Iran không mong muốn.
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, là "hiệp ước hòa bình không gây chiến tranh Mỹ - Iran", bởi vì, bây giờ, sự nguy hiểm đe dọa đến an ninh, tính mạng quân nhân Mỹ tại Trung Đông sẽ không đến từ Iran và lực lượng proxy Iran mà thật mỉa mai là nó đến từ đồng minh thân cận của Mỹ là Israel. Israel sẵn sàng giết Mỹ để đổ tội cho Iran là chuyện bình thường…
Thực tế cho thấy, thông qua tuyên bố của Mỹ và Iran thì cả hai đều không muốn chiến tranh toàn diện, trực tiếp xảy ra. Để chứng minh cho điều này, chúng ta thấy toát lên 2 biểu hiện:
1. Sau khi ám sát thành công tướng Qassem Soleimani, Mỹ tuyên bố Mỹ không muốn chiến tranh với Iran, và đe dọa, ngăn chặn Tehran làm liều bằng tuyên bố rằng nếu…thì Mỹ sẽ hủy diệt 52 vị trí trong lãnh thổ Iran kể cả các vị trí văn hóa linh thiêng…
2. Trong khi đó, Iran, sau khi tấn công hơn 10 quả tên lửa đạn đạo vào căn cứ Mỹ cũng tuyên bố, rằng, đây là biện pháp tương xứng và Iran không tìm cách gây chiến. Và cũng như Mỹ, Tehran đe dọa để ngăn chặn, rằng, sẽ tấn công Dubai ở UAE và Haifa ở Israel nếu Washington đáp trả vụ tấn công bằng tên lửa này…
Như vậy, cả hai, Mỹ và Iran đã vạch ra một làn ranh đỏ cho nhau. Làn ranh đỏ này là gì, ra sao thì Mỹ và Iran có lẽ sẽ giải quyết, ngầm hiểu qua một kẻ trung gian hòa giải có sức mạnh khác.
Các căn cứ Mỹ ở Iraq bị tên lửa Iran vùi dập.
Mỹ và Iran, ai đang thắng?
Rõ ràng, tuy giết chết được vị Tư lệnh IGRC, tướng Qassem Soleimani, nhưng chỉ qua số người tham gia đám tang ông ta đã cho thấy 2 vấn đề địa chính trị thảm họa mà Mỹ phải gánh chịu:
Thứ nhất, Qassem Soleimani đã chết thì mức độ an toàn, đe dọa đến an ninh Mỹ, đến tính mạng quân nhân Mỹ tại Trung Đông đã trở nên khủng khiếp hơn khi Soleimani – vị tướng quyền lực và nổi tiếng mà Mỹ xác định là khủng bố, còn sống.
Tướng Qassem Soleimani chết đi nó đã trở thành một chiếc cầu nối để cho người Shiite và Sunny gần nhau hơn. Mâu thuẫn Sunny – Shiite được giải tỏa dần, nhường chỗ cho mâu thuẫn giữa người hồi giáo Trung Đông với Mỹ lên cao.
Thứ hai, Iran đã mất đị vị Tướng tài, nhưng chính điều này khiến Mỹ đã bị đẩy ra khỏi Iraq và không chỉ Mỹ, lực lượng đồng minh gồm 54 quốc gia chống IS do Mỹ đứng đầu cũng rời khỏi Iraq.
Rốt cuộc Iran và Mỹ, ai được lợi gì sau khi Tướng Qassem Soleimani chết?
Trước hết với Mỹ. Có lẽ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thỏa mãn giới vận động hành lang Israel phục vụ cho nhiệm kỳ tranh cử năm 2020, và có vẻ như ngăn chặn được tạm thời sự bắt tay thỏa hiệp giữa Iran và Arabia Saudi. Đây là mục tiêu có ý nghĩa chính trị của Mỹ khi ám sát tướng Soleimani.
Với Iran, Mỹ có nguy cơ bị đẩy ra khỏi Trung Đông. Đây là một mục tiêu và mơ ước chủ yếu của chiến lược Trung Đông của Iran. Vì vậy, không cần chiến tranh "dao to búa lớn" với Mỹ, nhưng làm gì, như thế nào tiếp theo để Mỹ phải buộc rời khỏi Trung Đông là thắng lợi.
Nếu như Iran và Mỹ không muốn xảy ra chiến tranh, nếu như Nga, Trung Quốc cũng chưa muốn thì lo lắng, hoảng sợ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3 bắt đầu từ Iran, Iraq là thừa.