Học giả Mỹ: Hãy chuẩn bị cho chặng đường dài trên biển Đông

Hữu Văn |

Truyền thông Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh mong muốn hoàn thành Bộ quy tắc tắc ứng xử trên biển Đông (COC) bị trì hoãn lâu nay vào năm tới, giúp hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.

Tờ China Daily cho hay, các nhà ngoại giao Trung Quốc và đại diện các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng mới cho các trường hợp khẩn cấp hàng hải và tuyên bố sẽ hoàn thành một dự thảo khung cho COC vào giữa năm 2017.

Việc hoàn thành bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý sẽ đánh dấu một bước đột phá lớn sau hơn một thập kỷ của đàm phán không đạt được nhiều tiến triển.

Tuy nhiên, theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), giới quan sát quốc tế hoài nghi về cơ hội cho một thỏa thuận, một phần do Trung Quốc tỏ ra gây hấn ở khu vực sau khi phán quyết từ Tòa trọng tài thường trực (PCA) bác bỏ "quyền lịch sử" của Bắc Kinh ở biển Đông.

Bắc Kinh thách thức sau phán quyết của PCA

Chuyên gia về về chính sách quốc phòng tại Trung tâm lợi ích quốc gia (Mỹ), Harry Kazianis cho hay: "Tôi nghĩ rằng những gì Trung Quốc cố gắng đạt được cơ bản chỉ là nhằm bày tỏ sự tức giận của họ với phán quyết gần đây của Tòa trọng tài."

Kaszianis chia những phản ứng của Bắc Kinh đối với phán quyết PCA hôm1 2/7 thành "hai tập hợp".

"Tập hợp cho những phản ứng đầu tiên là cơ bản những gì đã xảy ra từ tháng Bảy, và tập hợp thứ hai là cơ bản những gì sẽ xảy ra cho đến đầu tháng Chín," ông nói, bởi vì khi đó Trung Quốc sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu.

Kazianis cũng nói rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến thuật hiện tại.

Giám đốc Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS, ông Gregory Poling nói rằng đây là chiến lược dài hạn của Trung Quốc sử dụng sức mạnh để kiểm soát tình hình thực tế trong khu vực.

Với phán quyết gần đây của PCA, phải chăng cộng đồng quốc tế đã phải chờ đợi quá lâu để bác bỏ chủ quyền phi lý của Bắc Kinh bằng việc tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải (FoN ops)?

Ông Poling nói: "Bạn có thể không đồng tình với những quyết định mang tính chiến thuật nhất định. Có phải Mỹ cũng đã chờ đợi quá lâu để tiến hành FoN Ops? Có thể là vậy.

Mỹ có nên phản ứng mạnh mẽ hơn trong vụ Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vào năm 2012? Có lẽ.

Nhưng tôi nghĩ rằng chiến lược dài hạn mới là lời cảnh báo".

Poling xác định 2014 là năm mà Trung Quốc đã thay đổi cách thức, có các động thái khẳng định chủ quyền nhanh hơn.

"Trong năm 2014, bất thình lình, chúng ta đã thấy các hòn đảo nhân tạo (phi pháp-PV) của Trung Quốc mọc lên ở những nơi mà trước đây là các rạn đá chìm trong nước biển, và nó đã làm thay đổi cán cân quyền lực theo một cách thực sự nghiêm trọng ".

Các tàu chiến của Mỹ và máy bay đã từ chối công nhận tuyên bố chủ quyền trên biển Đông của Bắc Kinh bằng việc tiến hành các cuộc tuần tra tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo, và phớt lờ các cảnh báo từ các chỉ huy Trung Quốc.

Các quan chức Trung Quốc khăng khăng cho rằng tàu nước ngoài đang vi phạm (cái gọi là) "lãnh hải của Trung Quốc", còn tàu chiến của Mỹ đáp trả rằng họ đang ở trong vùng biển quốc tế.

Những gì xảy ra trên biển đã khiến Bộ quốc phòng Mỹ tin rằng Trung Quốc đang khẳng định "yêu sách hàng hải quá mức", và Bắc Kinh cố gắng hạn chế sự tự do đi lại của tàu thuyền nước ngoài.

Học giả Mỹ: Hãy chuẩn bị cho chặng đường dài trên biển Đông - Ảnh 1.

Tàu và máy bay trực thăng Trung Quốc tập luyện trái phép ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam hôm 14/7. (Ảnh: Reuters)

Mỹ nên sẵn sàng cho cuộc "thi gan" trong thập kỷ tiếp theo

Theo VOA, Trung Quốc bành trướng nhanh chóng, với thái độ ngang nhiên ở biển Đông, có nghĩa là quân đội hay lực lượng chấp pháp của nước này có thể được triển khai tới tới bất kỳ nơi đâu kể cả khu vực cách rất xa đại lục, với số lượng "chưa từng thấy".

Chuyên gia Poling nói rằng nếu mục tiêu của COC là nhằm thiết lập kiểm soát có hiệu quả trong thời bình, thì "khó có thể thấy làm thế nào Việt Nam, Philippines hay Malaysia tiếp tục triển khai hoạt động một cách thực sự... nếu Trung Quốc không chịu nhẫn nhịn".

Tình hình vẫn bấp bênh, trong khi các nước trong khu vực và Mỹ chờ đợi để xem cách thức Trung Quốc xử lý mâu thuẫn, khi mà Bắc Kinh đang gia tăng sức ảnh hưởng chính trị lớn như một cường quốc kinh tế đang trỗi dậy.

Chuyên gia Kazianis cho hay, những cường quốc đang lên luôn luôn thách thức hiện trạng đã được thiết lập trước đó.

Ông bình luận: "Vì vậy, trên hết là những gì sẽ xảy ra tiếp theo thực sự là một vấn đề lịch sử và làm thế nào Mỹ cùng các đồng minh sẽ phản ứng với điều đó.

Bên cạnh đó, chiêu bài ngoại giao điển hình 'cây gậy và củ cà rốt' vẫn tiếp tục khiến Bắc Kinh hoặc là một đối tác quốc tế có trách nhiệm hoặc không...

Những điều mà Trung Quốc đang sẵn sàng bất chấp rủi ro để loại bỏ các rào cản và có một số rào cản ở phía trước mà họ cần phải loại bỏ ngay mới thực sự là vấn đề quan trọng tiếp theo trong toàn bộ cuộc đấu tranh này và có lẽ sẽ diễn ra trong thập kỷ tới đây. "

Một câu hỏi quan trọng là liệu Trung Quốc có tiếp tục khẳng định (cái gọi là) "chủ quyền lãnh thổ" trên biển Đông bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế hay không?

Theo Gregory Poling, nếu Bắc Kinh đưa ra vấn đề ưu tiên cốt lõi, thì Mỹ và các đồng minh phải xác định cái giá của thách thức vị trí đó.

"Nếu Trung Quốc quyết tâm thực hiện chiến lược này, bất chấp cái giá ngoại giao, thì khó có thể nói cộng đồng quốc tế hay các bên liên quan như Mỹ, Nhật Bản sẽ làm được.

[Mỹ] có thể cố gắng ngăn chặn sự xâm lược hoàn toàn của Trung Quốc, nhưng cuối cùng cuộc đối đầu lâu dài sẽ chỉ là cố gắng làm tổn hại danh tiếng và làm Bắc Kinh mất mặt, với hy vọng rằng Trung Quốc nhận ra đây không phải là cách hành xử của một cường quốc, và rằng nó chỉ đang hủy hoại lợi ích lâu dài của chính họ."

Trong khi không nhiều khả năng giải quyết tình hình biển Đông trong ngắn hạn, ông Poling nhận định, "nếu bạn nhận ra đây rốt cuộc là một cuộc 'thi gan' kéo dài 5 hay 10 năm, thì đó (đả kích nhằm vào danh tiếng của Trung Quốc) là công cụ duy nhất mà bạn có".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại