Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin, tuyến đường sắt Hạ Long – Hà Nội với chiều dài 113 km có khổ ray 1,435m và 1m, có 6 đường ray chờ, với công suất đón tiễn đạt 12 chuyến/ngày.
Sứ mệnh tuyến đường sắt này trong kế hoạch xây dựng của Bộ GTVT là rất hoành tráng: Đảm nhiệm việc chuyên chở hàng hóa từ cảng Cái Lân đi các tỉnh và chuyên chở hành khách mà chủ yếu là khách du lịch, giảm tải cho QL 18 đang trong giai đoạn nâng cấp, đẩy nhanh đồng bộ hóa trong vận tải cho quá trình phát triển toàn diện của tỉnh Quảng Ninh.
Từng được kỳ vọng là “cung đường vàng”, tuy nhiên dự án đường sắt Hạ Long - Hà Nội có tổng vốn đầu tư lên tới 7.000 tỷ đồng đang thi công bỗng dưng dừng lại và “treo” hàng thập kỷ do thiếu vốn.
Theo kế hoạch đề ra trong dự án tuyến đường sắt này khi hoàn tất đi vào hoạt động sẽ là một cú hích cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, tạo sự kết nối mạnh mẽ và thuận tiện Quảng Ninh đi các địa phương khác trong cả nước. Tuy nhiên, dự án này bị “treo” hàng thập kỷ, không những gây lãng phí mà còn khiến cho hàng nghìn người dân khổ sở.
Dưới đây là những hình ảnh xuống cấp của công trình nghìn tỷ này:
Nhà ga này được đánh giá đạt chuẩn quốc tế, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dạng bề thế nhất nhì miền Bắc, nằm trong dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân do Bộ GTVT làm chủ đầu tư với tổng số vốn lên đến hơn 7.000 tỷ đồng, hứa hẹn là “cung đường vàng” kết nối các tỉnh vùng Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, tuyến đường sắt này hiện nay gần như không có hàng hóa và hành khách lưu thông, nhiều năm nay gần như bỏ hoang
Ga Cái Lân nhiều năm không đón tàu
Đường vào Ga Cái Lân xuống cấp
Đường sắt hoen gỉ và le liệt mảnh vỡ từ mái của khu vực chờ khách
Thiết bị chưa được sử dụng
Các máy điện đàm, cứu hỏa cũng chưa được dùng đến
Các cửa sổ, khu vực làm việc nhiều năm vắng bóng người xuống cấp, không có đơn vị nào sửa chữa
Chốt cửa nhiều năm không mở đã bị kẹt chặt vì hoen gỉ
Bậc cầu thang nứt ngày càng xuống cấp nghiêm trọng
Đô thị Uông Bí mất mỹ quan do không thể quy hoạch vì dự án treo. Trong đó, với việc đầu tư 7.000 tỉ đồng tỷ đồng để di dời 1.175 hộ dân, tập trung thi công xây dựng tuyến đường và các nhà ga đến năm 2014, tuyến đường sắt này đã hoàn tất, đi vào hoạt động.
Làm gì để "cung đường vàng" trở lại? Làm gì để không đi vào vết xe đổ hàng chục năm trước của Vinashin với con số khủng: thua lỗ, thất thoát hơn 86 nghìn tỉ đồng. Hay 12 dự án thua lỗ của ngành công thương, cái nào cũng mất cả ngàn tỉ đồng? Câu trả lời xin được chờ các cơ quan chức năng.