Hiểm họa toàn cầu nào đang chờ chực xuất hiện vào năm 2100 khiến giới khoa học lo ngại?

Hoa Hướng Dương |

Nhóm các nhà khoa học từ Anh, Mỹ, Nhật Bản dự báo, vào đầu những năm 2100, sẽ có hàng trăm nghìn người trên thế giới chết vì ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.

Ô nhiễm không khí là một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu, do đó giữa chúng có mối quan hệ bao hàm, biện chứng với nhau. Môi trường khí quyển cũng là môi trường trung gian với các môi trường khác và chứa các chất độc hại gây biến đổi khí hậu.

Sau đó, biến đổi khí hậu lại tác động trở lại làm cho ô nhiễm không khí ngày càng nặng nề hơn.

Mối quan hệ mật thiết giữa biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí

Hiểm họa toàn cầu nào đang chờ chực xuất hiện vào năm 2100 khiến giới khoa học lo ngại? - Ảnh 1.

Ô nhiễm không khí sẽ khiến hàng trăm ngàn người chết năm 2100. Ảnh: 1millionwomen.com.au.

Năm 2016, một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khiến chúng ta phải giật mình khi hơn 92% dân số thế giới đang hít thở bầu không khí ô nhiễm, không đạt tiêu chuẩn và 6,5 triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà.

Chưa kể những người mắc bệnh hay gặp vấn đề vì sức khỏe vì ô nhiễm không khí mỗi năm, đây là những kết quả đáng lo ngại và là vấn đề quan tâm của mọi người trên thế giới.

Chúng ta chính là những người gây ra sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, và giờ đây biến đổi khí hậu lại kết hợp với ô nhiễm không khí để trở thành một "con quái vật" to lớn hơn đe dọa con người.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Climate Change của một nhóm các nhà khoa học tới từ nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật Bản và New Zealand chứng minh mối liên hệ rõ ràng giữa sự tác động qua lại của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí.

Đồng thời chỉ ra rằng sự kết hợp này sẽ gây ra cái chết của 60.000 người trên toàn cầu mỗi năm từ năm 2030 và tăng mạnh tới con số 260.000 người/năm vào đầu các năm 2100.

"Khi biến đổi khí hậu tác động tới sự tập trung của không khí ô nhiễm, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng chú ý tới sức khỏe toàn cầu, tăng thêm hàng triệu người chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm" dẫn đầu nhóm nghiên cứu Jason West tại UNC-Chapel Hill cho hay.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng chính biến đổi khí hậu đã làm tăng sự ô nhiễm ozone ở gần mặt đất và ô nhiễm phân tử siêu mịn trong không khí, dẫn tới những căn bệnh về phổi, tim hay đột quỵ.

Nhiệt độ tăng cao và lượng mưa ít hơn sẽ khiến cho sự ô nhiễm trên lưu lại trong không khí lâu hơn, biến đổi khí hậu còn tác động tới dòng chảy không khí trên toàn thế giới và cả theo độ cao, giữa tầng khí quyển thấp và các lớp cao hơn, chi phối sự di chuyển của dòng không khí ô nhiễm.

Mà theo đó, nghiên cứu cho thấy kết quả là không khí ô nhiễm ứ đọng trong khí quyển lâu hơn và tập trung ở gần mặt đất hơn.

Không dừng lại ở đó, sự ô nhiễm ozone gần mặt đất từ sự ô nhiễm hóa học từ hoạt động công nghiệp hay giao thông, sinh hoạt thường nhật sẽ làm cho khu vực ô nhiễm ấm và khô hơn, dưới tác động của ánh nắng mặt trời càng sinh ra nhiều ozone hơn do phản ứng được đẩy mạnh.

Các phân tử nhỏ siêu mịn được trộn lẫn với nhau thành những hạt chất rắn hay giọt chất lỏng (aerosol hat sol khí) nhỏ lơ lửng trong không khí và ở lại càng lâu nếu như mưa ít đi.

Đây là thành phần quyết định tính hấp thụ hay bức xạ nhiệt mặt trời cũng như sự hình thành của mây và mưa, nghiên cứu về khí sol giúp chúng ta có thể đưa ra những dự báo thời tiết trong tương lai.

Những hạt bụi nhỏ lơ lửng này với đường kính động học vô cùng nhỏ (nhỏ hơn 10 micromet) sẽ gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp và sức khỏe.

Không những thế, ô nhiễm không khí còn tác động lại tới quá trình biến đổi khí hậu mà cụ thể là Trái Đất nóng lên gây hiệu ứng nhà kính (do khí quyển có vai trò quyết định trong việc hấp thụ và bức xạ nhiệt).

Hiểm họa toàn cầu nào đang chờ chực xuất hiện vào năm 2100 khiến giới khoa học lo ngại? - Ảnh 2.

Nhiều căn bệnh nguy hiểm từ ô nhiễm không khí do tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh: REUTERS/Vincent Kessler.

Không chỉ động vật, thực vật cũng bị tác động mạnh bởi chất lượng không khí

Không khí ô nhiễm không chỉ tác động tới con người, nó còn ảnh hưởng gián tiếp chúng ta thông qua sự tác động tới cây trồng, những cây lương thực chính với con người.

Cũng trên tạp chí Nature Climate Change, một nghiên cứu do Phó giáo sư kỹ thuật dân dụng và môi trường (CEE) Colette Heald làm việc tại MIT và Tiến sĩ Amos Tai của CEE cùng Maria van Martin tại trường Đại học bang Colorado còn chỉ ra rằng:

Ô nhiễm ozone và sự ấm lên toàn cầu còn đe dọa tới sự phát triển của cây trông, nhất là các loại cây lương thực quan trọng như lúa mỳ, ngô... từ đó phá hoại cây trồng và làm giảm năng suất rõ rệt.

Không chỉ đe dọa an ninh lương thực khi ước tính tới năm 2050, chúng ta cần tăng 50% sản lượng lương thực nếu muốn cung cấp đủ cho dân số thế giới, nguy cơ suy dinh dưỡng còn là mối đe dọa sức khỏe cho thế hệ tương lai sau này.

Khi ô nhiễm không khí trở nên trầm trọng, nó sẽ làm biến đổi khí hậu vì khí bụi tác động với các giọt nước làm cho các đám mây đặc hơn, góp phần làm các cơn bão trở nên dữ đội hơn.

Những luồng không khí ô nhiễm còn có thể theo các dòng khí, gió đi khắp thế giới mà khái niệm ô nhiễm xuyên biên giới đã và đang khiến nhiều quốc gia phải lo ngại.

Có thể thấy mối quan hệ tác động qua lại giữa biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí là vô cùng phức tạp, chúng tương tác và cùng giúp nhau lớn mạnh, đe dọa tới cuộc sống của tất cả sinh vật sống và cả thực vật trên thế giới.

Bài viết được dịch từ nguồn: Theconversation.com, Uncnews.unc.edu, WHO.int

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại