Nhiều xác cá chết hàng loạt trôi nổi trên khúc sông Daring ở Menindee, thuộc bang New South Wales (Australia). Theo đó, thảm họa tự nhiên xảy ra tới 2 lần trên cùng một dòng sông chỉ trong vòng một tháng, khiến cho khoảng một triệu con cá chết, trong đó có hàng nghìn con nặng lên đến 40kg.
Cá chết hàng loạt trên khúc sông Daring, New South Wales. Ảnh: Rob Gregory
Theo Sở Công Nghiệp Cơ bản (DPI) ở New South Wales, tảo xanh lục độc là nguyên nhân gây ra "thảm họa" trên. Một số loài bản địa, bao gồm rô vàng, cá tuyết Murray và cá Nematalosa erebi là một trong số những loài vật bị ảnh hưởng.
Trong một tháng, hiện tượng cá chết hàng loạt diễn ra tới 2 lần trên cùng một dòng sông.
Bức ảnh nhiều con cá lớn nặng tới 40 kg chết hàng loạt được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Iain Elis, người quản lý ngư nghiệp tại DPI, cho biết: "Tôi chưa bao giờ thấy hai vụ cá chết với quy mô lớn lại xảy ra sát nhau về thời gian như vậy, đặc biệt là trên cùng một khúc sông. Trong cả hai trường hợp đều là do khi tảo nở hoa bị gián đoạn. Lần đầu tiên do một cơn bão, còn lần này là do bị ảnh hưởng bởi khối không khí lạnh quét qua".
Xem video:
"Thảm họa" bí ẩn khiến cá chết hàng loạt trên khúc sông ở Australia
Theo các nhà chức trách, do sự thay đổi quá nhanh của nhiệt độ nước vào cuối tuần trước đã ảnh hưởng đến phần lớn tảo trên sông. Khi tảo chết, chúng phân hủy và hút oxy có trong nước và điều này cho cá bị ngạt.
Người dân địa phương chia sẻ, những con cá tuyết Murray hơn 50 tuổi và có trọng lượng lên đến 40kg cũng đã chết trong thảm họa này.
Người đứng đầu của tổ chức Menindee Barkandji Elders, Patricia Doyle đã kêu gọi chính phủ cần phải có biện pháp quản lý nước ở sông Darling tốt hơn.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Sở Môi trường và Năng lượng đã phủ nhận về việc cá chết trong lưu vực sông Darling là do việc quản lý kém.
Phát ngôn viên cho biết: "Vụ cá chết hàng loạt như này luôn gây ra buồn phiền, nhưng nguyên nhân liên quan trực tiếp đến tình trạng hạn hán hiện nay và dòng sông gần như ngừng chảy".
Ngoài ra, cơ quan chức năng này cũng cho biết, chỉ có lượng mưa lớn ở từ phía thượng nguồn thì mới có thể cung cấp dòng chảy cần thiết để làm sạch khúc sông gần Menindee.
Tham khảo ảnh/nguồn: Dailymail, ABC