“Hàng nóng” Su-35, Su-27 Nga dùng truy đuổi E/F-18 để bảo vệ Bộ trưởng Shoigu là loại gì?

Trà Khánh |

Trước hàng loạt mối đe dọa trên không đến từ các hành động thù địch của NATO, các tiêm kích Su-27 làm nhiệm vụ hộ tống cho Đại tướng Shoigu luôn được vũ trang như thời chiến.

Cuộc so kè giữa những chiến đấu cơ hàng đầu TG

Điều này được thể hiện rõ qua vụ máy bay chiến đấu E/F-18 của NATO áp sát chiếc chuyên cơ chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga – Đại tướng Sergei Shoigu trên không phận quốc tế ở vùng biển Baltic hôm 13/8 vừa qua khi ông cùng các quan chức của Bộ Quốc phòng Nga đang trên hành trình từ Moscow tới vùng lãnh thổ Kaliningrad.

Theo các đoạn video được Bộ Quốc phòng Nga công bố, ngay sau chiếc E/F-18 (mang phù hiệu Không quân Tây Ban Nha) tiếp cận chuyên cơ của Bộ trưởng Shoigu chỉ còn cách vài trăm mét, thì chiếc tiếm kích Su-27 trong đội bay hộ tống đã tách ra khỏi đoàn tiến hành đánh chắn chiến đấu cơ của NATO.

“Hàng nóng” Su-35, Su-27 Nga dùng truy đuổi E/F-18 để bảo vệ Bộ trưởng Shoigu là loại gì? - Ảnh 1.

Hình ảnh tiêm kích Su-27 tham gia nhiệm vụ hộ tống chuyên cơ của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 13/8. Ảnh: TASS.

Chiếc tiêm kích Su-27 đã bay nghiêng cánh buộc chiếc E/F-18 phải bay ra xa khỏi chuyên cơ của ông Shoigu trước khi vút lên cao và rời khỏi khu vực đội bay của Bộ Quốc phòng Nga đang hoạt động.

Thông qua đoạn video được Bộ Quốc phòng Nga công bố chúng ta cũng có thể thấy rõ các chiến đấu cơ Sukhoi của Không quân Nga được vũ trang tốt như thế nào khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ một trong những chỉ huy tối cao của Lực lượng Vũ trang Nga.

Su-35 và Su-27 Nga mang "hàng nóng" gì?

Dựa trên hình ảnh có được thì đội bay làm nhiệm vu hộ tống chuyên cơ của Bộ trưởng Quốc phòng Nga hôm 13/8 gồm một chiếc tiêm kích Su-27P và một chiếc tiêm kích Su-35S, mỗi chiếc chiến đấu cơ này được vũ trang ít nhất bởi 4 tên lửa không đối không.

Trong đó riêng chiếc Su-27P tiến hành đánh chặn máy bay NATO mang theo 4 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 và có thể là thêm 2 quả tên lửa không đối không tầm trung xa R-27 ở ở giá treo dưới bụng, giữa 2 của hút khi, còn chiếc Su-35S mang theo hai tên lửa R-73 và ít nhất hai tên lửa không đối không tầm trung R-77.

Ngược lại chiến đấu cơ E/F-18 của Tây Ban Nha được trang hai tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM và hai tên lửa không đối không tầm ngắn IRIS-T.

Đối với Vympel R-73 (biệt danh Cung thủ) đây là dòng tên lửa không đối không tầm ngắn chủ lực của Không quân Nga và đang được triển khai trên gần như tất cả các dòng chiến đấu cơ của lực lượng này từ các máy bay chiến đấu Sukhoi cho đến MiG.

Hiện tại, R-73 vẫn là loại tên lửa đối không tầm ngắn hiện đại nhất của Nga. Ngoài khả năng linh hoạt tuyệt vời, R-73 còn có thể kết nối trực tiếp với mũ bay của phi công, cho phép công kích các mục tiêu ở cạnh sườn máy bay, điều vốn không thể thực hiện được với các loại tên lửa có phương cách nhắm bắn và điều hướng thông thường.

Tầm bắn tối đa của R-73 vào khoảng 30-40 km với phiên bản mới nhất, trong khi đó tầm bắn tối thiểu là 300m giúp loại tên lửa này cực kỳ hữu dụng trong các trận không chiến quần vòng (dogfight).

Tiêm kích Su-27P Nga đánh chặn máy bay E/F-18 NATO

Trong trường hợp R-73 không thực sự đủ tầm để đánh chặn các mối đe dọa từ xa, Đội bay hộ tống của Không quân Nga sẽ sử dụng tới tên lửa tầm trung xa R-77 hoặc R-27. Với R-77 và R-27 tiêm kích Su-35S và Su-27 Nga có thể tấn công phủ đầu mọi kẻ thù, trong đó R-27 có tầm bắn từ 80 tới 130km tùy biến thể.

Còn nếu so sánh R-77 với mẫu tên lửa AIM-120 AMRAAM mà chiếc E/F-18 của Tây Ban Nha mang theo, tên lửa của Nga vượt trội hơn về nhiều mặt. Tầm bắn của 2 loại tên lửa này được cho là ngang ngửa nhau, R-77 là từ 80-110km nhỉnh hơn một chút so từ 75 tới 105km của AIM-120.

Theo Cục thiết kế Vympel, nơi khai sinh R-77 thì mẫu tên lửa này còn có thể sử dụng để đánh chặn các loại tên lửa không đối không tầm trung lẫn tầm xa của Mỹ như AIM-120 và AIM-54 hoặc thậm chí cả tên lửa phòng không Patriot. Tiếp nữa, R-77 cũng có thể tiêu diệt tên lửa hành trình và bom thông minh.

Trên thế giới mới chỉ có một vài quốc gia sở hữu tên lửa R-77 trong biên chế như Nga, Peru, Trung Quốc, Malaysia và cả Việt Nam. R-77 cũng có thể được sử dụng trên nhiều loại máy bay khác nhau như Ka-50, Ka-52, MiG-29, MiG-31, Su-27, Su-30, Su-33, Su-34, Su-35 và thậm chí là MiG-21.

Từ một số điểm kể trên có thể thấy, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga và NATO trong thời gian qua đã buộc Moscow đề cao cảnh giác trong việc bảo vệ các yếu nhân trong bộ máy quân đội của nước này khi di chuyển trên không.

Bản thân người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng không lạ lẫm gì với tình huống các máy bay chiến đấu NATO tiếp cận máy bay của ông trên biển Baltic. Một vụ việc tương tự như vậy đã xảy ra năm 2017.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại