Greenland xuất hiện vết băng nứt bất thường, NASA "đứng ngồi không yên"

Hoa Hướng Dương |

Đây có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với chúng ta vì, nếu toàn bộ lượng băng ở Greenland tan chảy, nước biển sẽ cao thêm 7m!

Các nhà khoa học NASA tỏ ra vô cùng lo lắng với hình ảnh mới nhất mà họ chụp được ở Greenland sau khi kiểm tra dữ liệu vệ tinh cho thấy một vết nứt mới vô cùng lớn ở sông băng Petermann.

Khu vực Greenland (Đan Mạch), phần cực Bắc Bắc Cực vốn được xem là khu vực miễn nhiễm với sự nóng lên toàn cầu, thế nhưng dấu hiệu rạn nứt này báo hiệu một dự cảm không lành đối với tương lai của nhân loại.

Vết nứt có thể khiến một phần lớn băng trên sống băng này bị vỡ ra và chảy vào đại dương và làm tăng mực nước biển lên mức đáng báo động.

Hơn nữa, các nhà khoa học e sợ vết nứt chính là khởi đầu cho quá trình tạo ra các tảng băng trôi khiến Greenland mất đi một lượng lớn băng.

Greenland xuất hiện vết băng nứt bất thường, NASA đứng ngồi không yên - Ảnh 1.

Hình ảnh vết nứt từ không gian. Ảnh NASA.

Vết nứt vẫn tiếp tục phát triển và không ngừng dài ra trên khắp sông băng.

Greenland xuất hiện vết băng nứt bất thường, NASA đứng ngồi không yên - Ảnh 2.

Vết nứt sẽ làm cho Greenland sẽ mất đi một lượng băng lớn. Ảnh NASA.

Nhà nghiên cứu Stef Lhermitte tới từ Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan) cho biết vết nứt mới thứ hai đã bắt đầu xuất hiện ở giữa sông băng.

Greenland xuất hiện vết băng nứt bất thường, NASA đứng ngồi không yên - Ảnh 3.

Khu vực sông băng Petermann (ô vuông đỏ). Ảnh: NASA

Lhermitte cũng cho biết vết nứt có thể là nguyên nhân cho hiện tượng "ocean forcing" (Một hiện tượng xảy ra khi nước biển ấm làm tan các khối băng trôi từ bên dưới).

Nhà hải dương học Andreas Muenchow tới từ Đại học Delaware (Mỹ) là người nghiên cứu về sông băng Petermann cho rằng:

"Điều này có thể dẫn tới một vết nứt thứ ba, nhưng có lẽ sẽ không xảy ra vào cuối mùa hè 2017 này".

Greenland xuất hiện vết băng nứt bất thường, NASA đứng ngồi không yên - Ảnh 4.

Những dấu hiệu bất thường ở Greenland đã bắt đầu xuất hiện từ năm 1977. Ảnh Đại học Utrecht.

Greenland xuất hiện vết băng nứt bất thường, NASA đứng ngồi không yên - Ảnh 5.

Hình ảnh trước và sau năm 1977 cho thấy nhiều điểm thay đổi ở đảo băng. Ảnh Đại học Utrecht.

Còn giáo sư Jason Box, nhà Khảo sát Địa chất của Đan Mạch và Greenland cũng cho rằng vết nứt sẽ dẫn đến hòn đảo băng sẽ mất đi khoảng 50 tới 70 dặm băng.

Greenland xuất hiện vết băng nứt bất thường, NASA đứng ngồi không yên - Ảnh 6.

Những khu vực "nóng" màu đỏ trên hòn đảo băng. Ảnh Đại học Utrecht.

Các nhà nghiên cứu dự đoán hậu quả của việc gãy nứt và tan băng ở bờ biển Greenland sẽ tăng mực nước biển lên 3,81 cm năm 2100.

Nếu toàn bộ lượng băng ở Greenland tan chảy, nước biển sẽ cao thêm 7m!

Dịch từ: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại