Khi gió xoay chiều
Có thể thấy được sự chuyển biến thần kì trong mối quan hệ hai nước Mỹ Triều vài ngày sau khi bất đồng giữa hai nước trở nên trầm trọng sau kỳ thượng đỉnh lần hai không đạt được kết quả, Newsis (Hàn Quốc) nhận định.
Căng thẳng đạt đến đỉnh điểm khi Triều Tiên bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi văn phòng Liên lạc Liên Triều tại Kaesong vào ngày 22/3. Ngay sau đó, Bộ tài chính Mỹ xử lí bằng cách bổ sung thêm các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Triều Tiên.
Theo đó, phía Mỹ cho rằng mình không thể tin tưởng vào cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Đồng thời thông qua các phát ngôn trước dư luận về vấn đề lệnh trừng phạt với Triều Tiên, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Chánh văn phòng nội các Mỹ Mick Mulvaney, Đặc phái viên Mỹ Triều Stephen Biegun đều đã đưa ra những thông điệp về hành động chính thức của Mỹ trong vấn đề áp đặt các biện pháp trừng phạt với Triều Tiên.
Cụ thể, cựu lãnh đạo trung tâm sứ mệnh Triều Tiên của cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) Andrew Kim cho biết tại một cuộc họp của cựu sinh viên Đại học Stanford ở Hàn Quốc một ngày trước khi Mỹ tuyên bố trừng phạt bổ sung:
"Việc Triều Tiên yêu cầu Mỹ rút khí tài chiến lược được bố trí ở đảo Hawaii và đảo Guam khiến Washington không thể tin tưởng vào cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn của Triều Tiên".
Phát biểu của ông nhằm ủng hộ quan điểm "không thể tin tưởng vào cam kết phi hạt nhân hóa của Triều Tiên" Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đứng đầu.
Các nhân viên Triều Tiên đã trở lại làm việc tại văn phòng liên lạc chung liên Triều. Ảnh: Yonhap
Báo Hàn Quốc cho biết, trước những động thái đó của Mỹ, Triều Tiên cũng phản ứng lại một cách cứng rắn. Trước tiên, sau thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai, Triều Tiên nhanh chóng thúc đẩy hoàn thành việc chuẩn bị phóng vệ tinh tại khu căn cứ bờ biển phía Tây và đe dọa có thể phóng bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên khi áp lực của Mỹ tiếp tục gia tăng, Thứ trưởng ngoại giao Choe Son Hui đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 15/3 tại Bình Nhưỡng. Bà Choe cảnh báo rằng "Chủ tịch Kim Jong Un sẽ sớm đưa ra quyết định phóng vệ tinh".
Bà Choi chỉ trích ông John Bolton "liên tiếp có những phát ngôn kì quặc" đồng thời cho rằng: "Thật đáng lo lắng khi ông ấy liên tục nói ra những điều làm tổn thương cho dân tộc và nhà lãnh đạo tối cao của chúng tôi mà không biết mình có thể xử lí hậu quả do những phát ngôn đó gây ra hay không".
Tuy nhiên, Mỹ đã tiếp tục công bố biện pháp trừng phạt bổ sung mà không gián đoạn các biện pháp trừng phạt đó và Triều Tiên đã đáp trả bằng cách rút nhân sự khỏi Văn phòng Liên lạc Kaesong.
Việc tuyên bố sẽ sớm phóng vệ tinh cho thấy các cuộc đàm phán hạt nhân của Mỹ và Triều Tiên sẽ hoàn toàn đổ vỡ, đồng thời cũng sẽ chịu sự siết chặt của các mối quan hệ liên Triều.
Thời điểm đảo ngược bầu không khí vốn căng thẳng được thực hiện bởi Tổng thống Donald Trump. Ông Trump, người đã im lặng kể từ hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, đã đăng dòng tweet vào ngày 22/3, sau thông báo của Bộ Tài chính về các biện pháp trừng phạt bổ sung, "ra lệnh đình chỉ các biện pháp trừng phạt bổ sung mới đối với Triều Tiên."
Ở một diễn biến khác, vào ngày 25/3 Triều Tiên đưa nhân viên trở lại văn phòng liên lạc liên Triều. Có ý kiến cho rằng nếu quyết định rút khỏi văn phòng liên lạc Kaesong vào ngày 22/3 là tín hiệu cho thấy quyết tâm phóng vệ tinh của Triều Tiên thì việc trở lại Kaesong lại báo hiệu quyết tâm đó đã bị trì hoãn.
Giữa lúc đó ở Mỹ xảy ra một sự kiện chính trị quan trọng. Trước những cáo buộc vi phạm quy định bầu cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2016, vào ngày 24/3, Công tố viên đặc biệt Robbert Muller cho biết ông không có bằng chứng kết tội Tổng thống Trump.
Ông Trump - người đứng trước nguy cơ bị luận tội trong một thời gian dài đã được tuyên bố vô tội và khả năng tái đắc cử của ông vào năm 2020 theo đó tăng lên .
Xóa bỏ nghi ngờ
Newsis cho biết, khi tình thế xoay chiều, các báo cáo tin tức về cuộc họp báo của bà Choe Son Hui dần được đưa tin trên các phương tin báo chí. Trong đó có cả các thông tin mà cả hai tờ báo lớn TASS của Nga và AP của Mỹ tuy có mặt ở đó nhưng vẫn không đưa tin.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội, Tổng thống Trump yêu cầu thêm một điều khoản bổ sung khi Triều Tiên đề nghị dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế lớn đổi lại việc dỡ bỏ tổ hợp hạt nhân Yongbyon nhưng Newsis cho hay, bà Choe đã cáo buộc hai ông Pompeo và ông Bolton chính là những người đã phản đối đề nghị này trong cuộc họp báo ngày 15/3.
Vấn đề sẽ chỉ được giải quyết khi Triều Tiên vạch ra cho mình một lộ trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn bao gồm cả những nội dung nhằm xây dựng lòng tin giữa 2 nước. Ảnh: AFP
Điều khoản bổ sung quy định rằng nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ mà Triều Tiên vẫn tiếp tục các hoạt động hạt nhân, các lệnh trừng phạt sẽ lại được áp dụng.
Không dừng lại ở đó, Thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tiếp tục phê phán thái độ không nghiêm túc của Mỹ: "Theo đánh giá của tôi, Mỹ đã tham dự hội nghị thượng đỉnh lần 1 tại Singapore (12/6 năm ngoái) với những toan tính chỉ dựa trên những lợi ích chính trị của họ mà không có ý chí thực hiện tuyên bố chung giữa 2 nước".
Vào thời điểm hội đàm ở Hà Nội, Nghị viện Mỹ đã mở một phiên điều trần với bầu không khí khá căng thẳng cáo buộc những hành vi bất hợp pháp của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2016, điều này dấy lên lo ngại rằng đây có thể sẽ là một trở ngại chính trị cho ông Trump trong việc đưa ra "Thỏa thuận phi hạt nhân có điều kiện" với Triều Tiên.
Trên thực tế, ông Trump cũng đã cáo buộc phiên điều trần đã ảnh hưởng tới kết quả thượng đỉnh Mỹ Triều tại Hà Nội.
Newsis nhận định, hiện nay dư luận vẫn luôn thắc mắc tại sao những nội dung quan trọng như vậy trong cuộc họp báo ngày 15/3 lại không được các tờ báo lớn đưa tin?
Có khả năng bà Choe đã không tiến hành họp báo theo các phỏng vấn được chuẩn bị trước và cũng không loại trừ khả năng các tờ báo lớn đã không đưa tin một cách trung thực. Vấn đề này dự kiến sẽ được tiết lộ dần dần, báo Hàn viết.
"Với những thay đổi này, khả năng các cuộc đàm phán hạt nhân của Triều Tiên được nối lại rất cao. Nếu đàm phán được nối lại, khả năng ông Trump sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những ràng buộc lợi ích chính trị trong nước bởi nguy cơ bị luận tội đã biến mất và khả năng tái cử tăng lên", Newsis bình luận.
Theo tờ này, vấn đề nằm ở chỗ ông Pompeo và Bolton phê phán độ tin cậy của cam kết phi hạt nhân hóa không đơn thuần chỉ là việc tính toán thiệt hơn về chính trị. Đáng chú ý, sự nghi ngờ này đang lan rộng trong giới tình báo và quốc hội Mỹ.
"Trong khi Triều Tiên chỉ trích lập trường "chỉ nới lỏng lệnh trừng phạt sau khi phi hạt nhân hóa hoàn toàn được thực hiện" chẳng khác gì "côn đồ". Đó là biểu hiện của sự hoài nghi rằng nếu Triều Tiên từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ ngay lập tức tàn phá Triều Tiên.
Nghi ngờ đó của Triều Tiên cũng không phải không có cơ sở khi cuộc nội chiến khốc liệt ở Lybia nổ ra ngay sau khi nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân, cuối cùng nhà lãnh đạo Muammar al-Gaddafi bị lật đổ", Newsis bình luận.
Nối lại đàm phán
Theo ông Andrew Kim, nếu chủ trương yêu cầu rút các khí tài chiến lược của Mỹ đặt ở Hawaii và Guam, và loại bỏ cả khí tài chiến lược của Mỹ đặt trên đất liền nhằm vào Triều Tiên thì điều tất nhiên phải rút cả binh lính Mỹ đóng tại Hàn Quốc thì mới có thể phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên là sự thật thì thật khó để tin Triều Tiên sẽ từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Vì lí do này, có nghi ngờ rằng Triều Tiên có ý định giải quyết các lệnh trừng phạt kinh tế thông qua phi hạt nhân hóa một phần và dự định vẫn sẽ trở thành một cường quốc hạt nhân sau này.
Ngay cả khi các cuộc đàm phán hạt nhân được nối lại, thật khó để các cuộc đàm phán được thành công trừ khi Triều Tiên tìm cách hóa giải được các mối nghi ngờ của mình.
Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề sẽ chỉ được giải quyết khi Triều Tiên vạch ra cho mình một lộ trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn bao gồm cả những nội dung nhằm xây dựng lòng tin giữa 2 nước.
Ví dụ như các vấn đề được đề cập nhiều trong thời gian qua như: Tuyên bố kết thúc chiến tranh và tìm kiếm thi hài binh lính Mỹ, trao đổi văn phòng liên lạc, khôi phục hợp tác kinh tế liên Triều, hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên... nên được đưa vào trong bản lộ trình đó. Điều khoản bổ sung cũng không phải là ngoại lệ.
Các cuộc đàm phán hạt nhân của Triều Tiên đã được lặp lại nhiều lần từ đầu những năm 1990. Trong khi đó, Triều Tiên có khoảng 40 đầu đạn hạt nhân và có một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) với tầm bắn đến tận lục địa Mỹ.
Không dễ để đảo ngược hoàn toàn xu hướng này chỉ với hai hội nghị thượng đỉnh. Cho đến khi mục tiêu phi hạt nhân hóa cuối cùng của Triều Tiên đạt được, đó là điều không thể tránh khỏi.
"Cục diện của thượng đỉnh Mỹ Triều được bắt đầu vào tháng 6 năm ngoái tại Singapore sẽ không dễ dàng đi theo khuynh hướng sụp đổ. Hai ông Donald Trump và Kim Jong Un tiếp tục thể hiện sự tôn trọng đối phương kể từ lần đầu gặp nhau vào tháng 6 năm ngoái. Điều này cho thấy cả hai đều rất coi trọng vào cuộc đàm phán này", Newsis viết.
Vẫn còn quá sớm để dự đoán khi nào các cuộc đàm phán song phương sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jung Un có thể tiếp tục bất cứ lúc nào chỉ cần họ không có ý định từ bỏ cuộc đàm phán.
Báo Hàn khẳng định, bước đầu tiên hướng tới điều này sẽ là phiên họp đầu tiên của hội nghị lần thứ 14 của Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên được tổ chức vào ngày 11 tháng tới. Cho đến lúc đó, nếu triều Tiên không thực hiện phóng vệ tinh ở bờ biển Tây thì khả năng cả 2 nước một lần nữa ngồi lại đàm phán là rất lớn.