1. Avatar (2009)
Lấy bối cảnh là một hành tinh mang tên Pandora, có đến 60% hình ảnh bộ phim thực hiện bằng công nghệ CGI. Sau thành công của Titanic (1997), một lần nữa vị đạo diễn lừng danh James Cameron lại làm nên lịch sử với Avatar.
Cho đến nay vẫn chưa có một bộ phim nào vượt qua thành công của Avartar về mặt doanh thu, Gần 3 tỉ đô đã được thu về trên toàn thế giới.
Từ bối cảnh thiên nhiên cho đến các con vật kì dị, người ngoài trái đất,... tất cả được hiện lên trên màn hình một cách chân thực nhất, khiến cho khán giả phải kinh ngạc tột độ.
Hai giải Oscar cho hiệu ứng hình ảnh và đạo diễn nghệ thuật dường như là dĩ nhiên phải dành cho bộ phim.
Điều đặc biệt là những hình ảnh của bộ phim được thực hiện trong nhiều xưởng phim khác nhau trên thế giới từ Mỹ, Anh, cho đến tận New Zealand.
Các phần tiếp theo của bộ phim đang trong quá trình chuẩn bị khởi quay và dự kiến khởi chiếu vào các năm tiếp theo.
2. Titanic (1997)
Titanic là một trong những bộ phim đầu tiên làm nên tên tuổi của đạo diễn James Cameron. Như vậy trong danh sách này đã có đến hai tác phẩm có tên ông.
Và một điều kinh ngạc nữa là doanh thu bộ phim chỉ đứng thứ hai sau Avartar, quả là một thành công vang dội đối với một tác phẩm được sản xuất năm 1997, khi mà công nghệ máy tính chưa phổ biến trong nền điện ảnh như bây giờ.
Thành công chính là ở hình ảnh con tàu dài gần 240m được dựng trên màn ảnh, là hiệu ứng nước tràn trên khắp tàu khi va phải tảng băng khổng lồ, là bốn bề đại dương rộng lớn... khi bộ phim được công chiếu, người ta khó mà tin rằng tất cả là sản phẩm của máy tính.
Năm 2012, nhằm mang đến sự chân thực nhất từ bộ phim tới khán giả, bộ phim đã được khởi chiếu lại dưới định dạng 3D.
3. The Lord of the Rings: The Return of the King (2003)
Là một bộ phim mang tính thần thoại, The Lord of the Rings được tạo nên bởi những hình ảnh kì ảo, lung linh và thần bí. Gần 800 cảnh phim đã được thực hiện bởi công nghệ CGI.
Nếu như Avartar có phần bối cảnh thiên nhiên hoành tráng hơn cả thì Lord of the Rings lại chú trọng tới hình ảnh của các nhân vật.
Những Quỷ Lùn, Người Cây, Sói ma,... đều được hiện lên nhờ công nghệ kỹ xảo CGI. Những nhân vật này đã góp phần tạo nên thương hiệu của bộ phim.
Đặc biệt nhất trong phim là nhân vật Gollum được mô phỏng bởi diễn viên Andy Serkis. Trên phim trường, nam diễn viên phải mặc một bộ đồ đặc biệt để ghi lại chuyển động trên toàn bộ cơ thể diễn viên.
The Lord of the Rings đã có tổng cộng ba phần phim và là một trong những bộ phim mang tính thần thoại thành công nhất mọi thời đại. Riêng phần hai đã bội thu tới 11 giải Oscar bao gồm giải cho phim hay nhất và dĩ nhiên là cả giải hiệu ứng hình ảnh tốt nhất.
4. Pirates of the Caribbean: Dead Man's Chest (2006)
Bên cạnh vai diễn thuyền trưởng Jack Sparrow nổi tiếng, khi nhắc đến Pirates of the Caribbean thì người ta lại nhớ đến những hình ảnh đẹp mắt và chân thực trong phim, đặc biệt là ở phần phim thứ hai được ra mắt năm 2006.
Ở phần hai này, nhân vật thuyền trưởng Davy Jones mang khuôn mặt đáng sợ của bạch tuộc xuất hiện, bên cạnh đó là con quái vật biển huyền thoại Kraken. Như vậy đòi hỏi các nhà làm phim phải thực hiện bằng công nghệ CGI hiện đại.
Nhân vật Davy Jones trong phim Pirates of the Caribbean.
Năm 2007, phim dành giải Oscar về hiệu ứng hình ảnh tốt nhất. Đây là kết quả mà ai cũng cảm thấy xứng đáng.
5. Toy Story (1995)
Với những ai không để ý thì sẽ rất đỗi ngạc nhiên khi biết rằng loạt phim hoạt hình Toy Story đã được ra đời đúng hai mươi năm trước. Bộ phim được coi như là tiên phong trong việc làm phim hoạt hình trên máy tính.
Đây cũng là bộ phim điện ảnh đầu tiên được thực hiện hoàn toàn trên máy tính. Mỗi một khung hình mất khoảng từ 4 đến 13 giờ để hoàn thiện (tùy thuộc vào độ phức tạp của cảnh phim).
Toy Story là bộ phim đầu tiên mà xưởng phim Pixar thực hiện, chính vì vậy mà thành công của tác phẩm là ngoài sức tưởng tượng. Đạt doanh thu cao nhất trong năm 1995 và được đề cử tới 3 giải Oscar.
Cho tới nay đã có ba phần phim được ra mắt khán giả và dĩ nhiên chất lượng phim ngày càng đi lên theo năm tháng. Dự kiến phần thứ tư sẽ ra mắt vào năm 2018.
6. Alice in Wonderland (2010)
Alice in Wonderland là một bộ phim được thực hiện bởi vị đạo diễn lừng danh Tim Burton. Ông nổi tiếng với các tác phẩm mang sắc màu kì dị, huyền bí, âm u.
Bộ phim là một tác phẩm như vậy. Dựa trên một câu truyện cổ tích nổi tiếng về một xứ sở thần kì cho nên những hình ảnh trong phim cũng phải thần kì không kém câu truyện, và đặc biệt phải mang dấu ấn của người làm nên nó.
Một xứ sở thần kì với những biến đổi to nhỏ lạ lẫm, những nhân vật mang hình dáng kì dị, những con quái vật,... Giải pháp tốt nhất là biến hóa những hình ảnh đó qua công nghệ CGI.
Đoàn làm phim đã phải mất đến 7 tuần để quay xong và 22 tháng liền để hoạt hình hóa những cảnh quay đó bằng máy tính.
Nỗ lực của đoàn làm phim đã được đền đáp khi dành được 32 giải thưởng và 60 đề cử, trong đó có cả đề cử cho hiệu ứng hình ảnh tốt nhất. Phần tiếp theo của bộ phim dự kiến được ra mắt trong năm nay.
7. The Dark Knight (2008)
Đạo diễn Christopher Nolan và các đồng nghiệp của ông đã khẳng định rằng trong quá trình làm phim sẽ ưu tiên sử dụng các công nghệ kỹ xảo truyền thống thay vì làm trên máy tính.
Thế nhưng, là một bộ phim về siêu anh hùng và đầy những pha hành động, người ta không thể thực hiện công nghệ truyền thống cho toàn bộ các cảnh quay.
Với phương châm "ít nhưng chất", các cảnh phim thực hiện bằng CGI tuy không nhiều nhưng vẫn gây ấn tượng đặc biệt với khán giả. Hai hình ảnh CGI tiêu biểu nhất phim là khuôn mặt kẻ phản diện và cảnh Batman nhảy xuống từ một tòa nhà chọc trời.
The Dark Knight là một trong những bộ phim về siêu anh hùng thành công nhất mọi thời đại. Được đánh giá cao cả về mặt giải trí lần nghệ thuật.
Thành tích mà bộ phim đạt được rất đáng nể, 142 giải thưởng và 126 đề cử, thắng 2 giải Oscar trong đó có một đề cử cho hiệu ứng hình ảnh tốt nhất.
CGI (Computer - generated imagery) là công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính. Đây là một ứng dụng của đồ họa máy tính nhằm tạo ra hoặc sửa đổi hình ảnh trong nghệ thuật, sản phẩm truyền thông,...
Hình ảnh mà CGI tạo ra có thể là động hoặc tĩnh, và có thể là dạng hai chiều (2D), ba chiều (3D) nhằm tạo ra các cảnh hay hiệu ứng đặc biệt trong phim ảnh và truyền hình.
CGI bắt đầu được sử dụng từ những năm 1960 để tạo ra các đoạn phim hoạt hình ngắn. Ngày nay, công nghệ này vẫn đang phát triển và được sử dụng rộng rãi.