Giải mã kế hoạch giải phóng Đài Loan bất thành của Trung Quốc - Kỳ cuối

Vĩnh Hà |

Ngày 25/6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ dẫn đến những thay đổi to lớn, ảnh hưởng tới kế hoạch của Trung Quốc.

Giải mã kế hoạch đánh chiếm Đài Loan bất thành của Trung Quốc

Giữa tháng 7/1950, quân đội Mỹ đổ bộ lên Incheon. Quân đội Triều Tiên trước sau đều có địch nên chịu thương vong nặng nề, đối mặt với bước chuyển ngoặt tiêu cực.

TUỘT MẤT THỜI CƠ VÀNG

Ngày 29/9, Mao Trạch Đông gửi thư cho Tổng cục trưởng Tổng cục truyền thông Hồ Kiều Mộc, chỉ thị: “Sau này hãy chú ý, chỉ nói đến việc tấn công Đài Loan và Tây Tạng, không đề cập mốc thời gian”.

Ngày 2/10/1950, quân đội Liên hợp quốc vượt qua vĩ tuyến 38 và nhanh chóng tiến đến khu vực sông Áp Lục. Tình thế nghiêm trọng buộc Mao Trạch Đông phải trì hoãn kế hoạch giải phóng Đài Loan.

Khi bàn về vấn đề này, nguyên Phó Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Vương Lực nhớ lại: “Mao Trạch Đông từng nói với tôi, đây là sai lầm lịch sử to lớn đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ sau Đại hội 7.

Khi đó, Tưởng Giới Thạch chưa ổn định vị thế, Mỹ cũng rút Hạm đội 7 ra khỏi Đài Loan. Đây vốn là thời cơ tốt nhất để giải phóng Đài Loan, nhưng chúng ta (Trung Quốc) đã để tuột mất.

Chúng ta chỉ thấy Hồ Tông Nam vẫn còn nắm giữ lượng quân lớn tại Tây Nam nên cử một phần của Quân đoàn dã chiến số 2 đi Tây Nam. Quân đoàn dã chiến số 3 lại có nhiệm vụ trấn giữ các thành phố lớn và tiễu trừ lực lượng tàn dư của địch.

Do vậy, ta không tập hợp lực lượng của 2 quân đoàn này lại để giải phóng Đài Loan mà chỉ sử dụng lực lượng không tinh nhuệ vào trận chiến Kim Môn để rồi bại trận.

Như vậy, ở đại lục chúng ta thắng, Tưởng Giới Thạch thua, còn ở Đài Loan thì ngược lại. Đây là một sai lầm lịch sử to lớn và không thể cứu vãn.

Tuy nhiên chúng ta và Tưởng Giới Thạch vẫn còn 2 điểm chung: thứ nhất, Trung Quốc cần độc lập; thứ hai, Trung Quốc cần thống nhất. Việc thống nhất này sẽ là vấn đề lâu dài”.


Tranh cổ động có tiêu đề “Chúng ta nhất định phải giải phóng Đài Loan”

Tranh cổ động có tiêu đề “Chúng ta nhất định phải giải phóng Đài Loan”

Tháng 7/1953, Hiệp định Đình chiến tại Triều Tiên được ký kết. Mao Trạch Đông cho rằng đã đến lúc cần giải quyết vấn đề Đài Loan.

Tháng 10/1953, Mao Trạch Đông phát biểu tại hội nghị của Quân ủy Trung ương: “Chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên đã kết thúc, chúng ta đã nhẹ gánh...

Hai năm qua, nhân lúc chúng ta mải tập trung vào việc chống Mỹ, chi viện Triều Tiên, lại ỷ thế được Mỹ chống lưng, Tưởng Giới Thạch tha hồ làm mưa làm gió, thậm chí còn mơ tưởng đến việc phản công Đại lục!

Giờ chúng ta đã rảnh tay, tôi thấy đã đến lúc cần tập trung lực lượng để giải quyết vấn đề Đài Loan”.

Mao Trạch Đông yêu cầu mọi người “Ngay từ bây giờ phải lập tức bắt tay chuẩn bị, xét vấn đề an ninh lâu dài, không thể không giải phóng Đài Loan”.


Bộ đội Biên phòng Trung Quốc quan sát tình hình sau khi không quân Mỹ vừa ném bom xuống khu vực Sinuiju, Triều Tiên vào thời điểm cuối năm 1950

Bộ đội Biên phòng Trung Quốc quan sát tình hình sau khi không quân Mỹ vừa ném bom xuống khu vực Sinuiju, Triều Tiên vào thời điểm cuối năm 1950

Ngày 23/7/1954, Mao Trạch Đông điện cho Chu Ân Lai khi đó đang ở Geneva, chỉ rõ: “Nhằm phá vỡ sự liên kết Mỹ - Đài về chính trị, quân sự, cần nêu rõ khẩu hiệu ‘giải phóng Đài Loan’ đối với nhân dân cả nước cũng như toàn thế giới.

Ngay sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc mà chúng ta không đề ra nhiệm vụ ‘giải phóng Đài Loan’ là không thỏa đáng. Nếu chúng ta vẫn không triển khai thực hiện nhiệm vụ đó vào thời điểm này, chúng ta sẽ phạm sai lầm chính trị nghiêm trọng”.

Ngày 22/8/1954, trong Hội nghị Hiệp thương chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng các đảng phái dân chủ và các đoàn thể, tổ chức nhân dân cùng ra “Tuyên bố chung về việc giải phóng Đài Loan”.

Cao trào tuyên truyền về việc “nhất định phải giải phóng Đài Loan” dấy lên.


Lễ xuất quân tham chiến tại Triều Tiên ngày 6/5/1951 của Sư đoàn 11 độc lập đóng tại Hoa Bắc thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc

Lễ xuất quân tham chiến tại Triều Tiên ngày 6/5/1951 của Sư đoàn 11 độc lập đóng tại Hoa Bắc thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc

Quân ủy Trung ương cũng đề ra phương án tác chiến “Tấn công đảo Đài Loan theo hướng từ bắc đến nam với quy mô từ nhỏ đến lớn”.

Tháng 8/1954, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho Quân khu Hoa Đông ra mệnh lệnh chuẩn bị tác chiến với quân đội Quốc dân đảng cho binh sĩ tham chiến, đồng thời phê chuẩn thành lập Sở chỉ huy tiền phương Chiết Đông do Trương Ái Bình làm Tư lệnh kiêm Chính ủy.

Đầu năm 1955, lực lượng bộ đội của Quân khu Hoa Đông bắt đầu thực hiện kế hoạch giải phóng các đảo vùng Đông Nam duyên hải. Đến ngày 25/2/1955, toàn bộ các đảo duyên hải thuộc tỉnh Chiết Giang đã được giải phóng.

Sau đó, tuân theo chỉ thị của Quân ủy Trung ương, lực lượng bộ đội của Quân khu Hoa Đông tiến vào Phúc Kiến hội nhập với lực lượng bộ đội Phúc Kiến, chuẩn bị tiến đánh Kim Môn, Đài Loan.

Cùng lúc này, Chính phủ Mỹ không ngừng mở rộng can thiệp vào vấn đề Đài Loan. Ngày 2/11/1954, Mỹ và Đài Loan ký kết “Hiệp định phòng thủ chung”.

Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua “Nghị quyết khẩn cấp về việc Quốc hội trao quyền cho Tổng thống Mỹ sử dụng lực lượng vũ trang tại eo biển Đài Loan”.

Theo thống kê, Hạm đội 7 của Mỹ đã tập kết lực lượng đông đảo gồm 5 tàu sân bay, 3 tuần dương hạm, 40 khu trục hạm tại vùng Đông Nam duyên hải nhằm can thiệp vào công cuộc giải phóng Đài Loan của Trung Quốc.

Sự can thiệp của Mỹ đã tạo ra rất nhiều khó khăn, khiến cho kế hoạch giải phóng Đài Loan của Trung Quốc bất thành.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại