"Phòng thí nghiệm bay" F-35
Ngày 9/4, máy bay tiêm kích tàng hình F-35 Lighting II của Nhật Bản gặp nạn trên Thái Bình Dương đã làm dấy lên những câu hỏi về sự ổn định của chiếc máy bay đắt nhất thế giới.
Theo thông tin chính thức, chiếc F-35 sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Misawa nằm ở phía bắc Nhật Bản để thực hiện chuyến bay huấn luyện đã nhiên biến mất khỏi màn hình radar.
Đại diện của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã cho biết rằng viên phi công vẫn kịp phát đi thông báo nhiệm vụ huấn luyện bị gián đoạn.
Sáng ngày 10/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya đã thông báo với công chúng rằng, những mảnh vỡ của chiếc máy bay đã được tìm thấy, hay chính xác hơn là phần cánh đuôi.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng của đất nước Mặt trời mọc cũng chia sẻ rằng, công tác tìm kiếm vẫn đang được thực hiện bởi các lực lượng hải quân Mỹ và Nhật Bản.
Theo lời ông, người điều khiển chiếc tiêm kích tối tân là một phi công giàu kinh nghiệm với hơn 3.200 giờ bay, trong đó có 60 giờ trên tiêm kích F-35.
Theo thông tin của các phương tiện truyền thông Nhật Bản, phi đội 302 của Không quân Nhật Bản gồm 13 chiếc F-35 chính thức hoạt động chỉ mới 11 ngày trước tại căn cứ Misawa. Mỗi chiếc máy bay đã tiêu tốn của Tokyo 100 triệu USD.
Sau thảm kịch, các tiêm kích F-35 đã bị dừng bay ở Nhật Bản cho tới khi tất cả những tình tiết của vụ tai nạn được làm rõ.
Còn trên biển, một cuộc đi săn những bí mật quân sự liên quan tới chiếc máy bay tàng hình rơi xuống Thái Bình Dương này đang được các tàu ngầm nhiều nước thực hiện
Carl Shuster, cựu sĩ quan Hải quân Mỹ và giáo sư Đại học Thái Bình Dương ở Hawaii, người nắm khá rõ tình hình, nêu nguyên nhân chủ yếu là hệ thống điều khiển trục trặc, điều này khiến nhà sản xuất thấy lo ngại hơn cả.
Peter Layton, cựu sĩ quan Không quân Úc và chuyên gia phân tích của Viện Châu Á Griffit, phỏng đoán công tác điều tra vụ tai nạn sẽ bắt đầu tại dây chuyền lắp ráp chiếc máy bay này ở thành phố Nagoya (Nhật Bản), bởi vì cỗ máy này được sản xuất theo giấy phép tại Nhật Bản.
Theo những thông tin mà ông đang có, phi công của chiếc F-35 bị rơi, nhiều khả năng, đã thiệt mạng ngay lập tức, bởi vì anh ta không thể nhận được cảnh báo về các vấn đề trên máy bay trước khi vụ tai nạn xảy ra.
Layton cũng tin rằng, các thiết bị trên máy bay đã làm cho phi công bị nhầm lẫn: "Phi công, dường như, đã nghĩ rằng mình vẫn đang điều khiển máy bay, chứ không phải đang ở trong tình trạng nguy hiểm chết người… và anh ta đã lao thẳng xuống biển", chuyên gia này lý giải.
Đây là vụ tại nạn F-35 thứ hai trong một thời gian ngắn, từ khi các máy bay này được chuyển sang hệ thống huấn luyện bay đơn giản.
Vụ tai nạn đầu tiên xảy ra vào 28/9, khi chiếc tiêm kích Lighting II thuộc phi đội huấn luyện số 501 bị rơi ở Nam Carolina, chỉ cách căn cứ không quân Bofort vài km.
Ban đầu, trên F-35 có khoảng 65 nghìn chỉ số được kiểm soát, nhiều chỉ số trong đó được sao chép lẫn nhau nhằm mục đích nâng cao mức độ an toàn.
Từ năm 2006, mọi chuyến bay của siêu tiêm kích được một nhóm kỹ sư hỗ trợ chuẩn bị cho từng lần cất cánh. Tuy nhiên, đó không phải là chiếc máy bay chiến đấu, mà là "phòng thí nghiệm biết bay".
Dưới áp lực của các tướng lĩnh, những tiêu chuẩn phục vụ kỹ thuật đã được hạ xuống và các bài kiểm tra bắt buộc trước khi cất cánh được đơn giản hoá.
Lầu Năm Góc gọi đây là biện pháp bắt buộc, bởi vì chương trình F-35 nằm ở ngã ba đường: Hoặc phải đóng cửa, hoặc ngược lại, phải bắt đầu đưa Lighting II vào khai thác hàng loạt trong lực lượng không quân.
Và người ta đã lựa chọn phương án 2. Điều đó đã kéo theo những vấn đề ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Thậm chí trong phiên bản phần mềm cuối cùng người ta đã phát hiện ra nhiều lỗi.
Công nghệ có trên F-35 Nhật Bản có thể giúp đẩy nhanh tốc độ triển khai Su-57 của Nga.
Người Nga có lý do và khả năng lớn hơn Trung Quốc nếu bắn hạ F-35
Tuy nhiên, còn sớm để đánh giá về những nguyên nhân thực sự. Hiện nay, Mỹ và Nhật Bản phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng hơn cả - tìm thấy chiếc máy bay này trước khi nó có thể trở thành miếng mồi của các tàu ngầm Nga hoặc Trung Quốc.
Trang mạng svpressa của Nga dẫn thông tin từ kênh Foxnews của Mỹ, căn cứ vào những nguồn tin của mình:
"Một không khí hỗn loạn đang diễn ra ở Lầu Năm Góc, bởi vì các tướng lĩnh lo ngại rằng những bí mật sẽ rơi vào tay các kẻ thù tiềm tàng, khiến chiếc máy bay này sẽ đánh mất ưu thế quan trọng của mình – khả năng khó bị phát hiện.
Tom Moore, cựu nhân viên cấp cao của Uỷ ban thượng viện Mỹ về quan hệ quốc tế chia sẻ:
"Không có phần thưởng nào lớn hơn đối với Nga và Trung Quốc khi có được các mảnh vỡ của tiêm kích tàng hình F-35 Nhật Bản. Nếu điều đó xảy ra, thì họ đã vớ được 'món hời' vô cùng to lớn.".
Tyler Rogovey, biên tập viên War Zone, dự báo rằng hiện nay trên đại dương đang triển khai chiến dịch thăm dò lớn nhất kể từ khi Liên Xô tan rã.
Việc cho đến nay chiếc máy bay này vẫn chưa được người Mỹ và Nhật Bản tìm thấy chứng tỏ rằng F-35 đã bay ở chế độ "tàng hình".
Có vẻ, những chỉ số cao về an toàn bay của F-35 đạt được trong những năm trước đây, đã "gây hại" cho phi công thiệt mạng của Nhật Bản, mặc dù như thực tiễn cho thấy, các tiêu chuẩn bảo dưỡng kỹ thuật trong quá trình thử nghiệm không thể được tuân thủ trong điều kiện thực tế.
Thông tin này được công báo từ năm 2018, khi vì những vấn đề thiết kế và phần mềm mà có thể đe dọa mạng sống của các phi công khiến tất cả những chuyến bay của Lighting II bị cấm bay vài lần.
Người Nhật Bản có biết về điều này hay không? Nhiều khả năng là có. Đất nước mặt trời mọc là quốc gia đầu tiên nhanh chóng triển khai phi đội tấn công F-35 đúng nghĩa và là khách hàng nước ngoài lớn nhất mua Lighting II.
Hiện giờ, tổng số các đơn đặt hàng từ phía Tokyo ước tính gần 150 siêu tiêm kích. Bộ Quốc phòng Nhật Bản mua cả phiên bản mặt đất F-35A lẫn phiên bản tàu sân bay F-35B, mà sẽ phải cất cánh từ các tàu đổ bộ mang trực thăng hoán cải lớp Izumo.
Như vậy, chính phủ của Thủ tướng Abe đã lên kế hoạch gây áp lực đáng gờm lên Nga trong các cuộc đàm phán về Nam Kuril và lên Trung Quốc về những vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Bởi vậy, vụ tai nạn Lighting II sẽ kéo theo những hậu quả về mặt chính trị, gồm cả trên "mặt trận" Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì Washington đang đe dọa Ankara bằng lời từ chối cung cấp F-35 nếu quốc gia này mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Cho đến nay, tạm thời khi các lý do của vụ tai nạn ầm ĩ này đang được làm rõ, áp lực này sẽ trông có vẻ không nghiêm túc cho lắm. Chính vì thế, trên một loạt các diễn đàn của Mỹ bắt đầu xuất hiện những giả thiết khó tin về vụ tai nạn.
Cũng trang svpressa nhắc đến một trong những giả thuyết đang được lan truyền:
"Ai là kẻ có lợi trong vụ tai nạn F-35A? Trung Quốc? Đúng, nhưng không tới mức đó, bởi vì họ cũng đã có máy bay tàng hình của mình.
Kẻ thực sự có lợi nhất là Moscow. Hiện nay, đối với Nga mọi thứ đang diễn ra hết sức tuyệt vời. Thật không muốn tin, nhưng, dường như người Nga đã "ra tay" để người Nhật ngã xuống".
Sau thảm kịch, các chuyến bay trên những máy bay này bị cấm ở Nhật Bản cho tới khi tất cả những tình tiết của vụ tai nạn được làm rõ.