Theo một khảo sát gần đây đối với các binh sĩ Mỹ đăng trên Tạp chí Quân sự Mỹ, 46% binh sĩ và tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang nước này cho rằng Mỹ sẽ xung đột vũ trang quy mô lớn năm 2019.
Tuy nhiên, các binh sĩ không nói rõ họ nghĩ sẽ chiến tranh với Nga theo hình thức nào. Họ cũng không đưa ra phân tích gì về một xung đột vũ trang chiến lược tiềm tàng giữa Nga và Mỹ như mục tiêu, phương pháp đạt phục tiêu và phương tiện. Theo kênh RT, xét về cơ bản, các binh sĩ Mỹ cho rằng chiến tranh là điều sắp xảy ra nhưng không biết sẽ là loại chiến tranh gì.
Vậy nguy cơ chiến tranh Nga-Mỹ có thực sự lớn như binh sĩ Mỹ lo ngại?
Mặc dù căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ đã leo thang nghiêm trọng nhưng cả Mỹ và Nga đều chưa từng nói về việc sẵn sàng sử dụng lực lượng vũ trang để đạt được mục đích quân sự và chính trị.
Theo nhận định của RT, quan hệ song phương dường như đang ở mức thấp nhất hiện nay nhưng không có bất đồng về lãnh thổ, kinh tế hay tư tưởng nào có thể khiến bùng phát một cuộc chiến trong vòng 1 năm.
Theo các nhà phân tích chính trị, các cuộc xung đột vũ trang hiện nay và tiềm tàng sẽ không gây ra một cuộc chiến lớn giữa Nga và Mỹ.
Tình hình hiện nay ở Syria chứng minh rằng điều đó, vì Nga và Mỹ làm mọi thứ có thể để tránh giẫm chân nhau trong khu vực.
Ngoài ra, cả chuyên gia Nga và Mỹ đều không thể tìm ra bất kỳ yếu tố chính trị và quân sự hay bất kỳ lý do nào có thể khiến hai nước xung đột vũ trang.
Theo RT, cần phải khẳng định rằng chiến tranh không tự phát và chuẩn bị cho chiến tranh cần thời gian. Thậm chí khi cả hai quốc gia tăng tốc chuẩn bị chiến tranh quy mô lớn nhanh nhất có thể thì cũng mất ít nhất 6 tháng để sẵn sàng mọi thứ.
Với hệ thống tình báo hiện đại như hiện nay, sẽ bất khả thi nếu muốn bí mật với kẻ thù về việc đang chuẩn bị chiến tranh với họ.
Trong khi đó, không có dữ liệu tình báo nào cho thấy có sự triển khai binh sĩ chiến lược ở cả Nga và Mỹ. Điều đó có nghĩa là không có ai ở Nga và Mỹ đang bận rộn chuẩn bị đưa lực lượng vũ trang vào tư thế sẵn sàng chiến đấu hoặc triển khai binh sĩ tới các khu vực chiến lược.
Tuy nhiên, nếu tìm cách xếp loại một cuộc chiến tranh trong giả thiết giữa Nga và Mỹ, không thể bỏ qua khả năng dễ xảy ra nhất là chiến tranh thế giới hạt nhân.
Ngay từ đầu, cuộc chiến này có nghĩa là cả hai bên sử dụng không giới hạn mọi loại vũ khí hủy diệt hàng loạt sẵn có, chủ yếu là vũ khí hạt nhân chiến lược. Nếu xảy ra, sẽ là thảm họa khủng khiếp cho không chỉ hai quốc gia mà còn cho cả thế giới.
Ngày 18/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin bình luận tại Câu lạc bộ Valdai ở Sochi về việc một quốc gia nào đó tấn công hạt nhân Nga: "Sau một thảm họa hạt nhân, chúng ta sẽ là tử sĩ lên thiên đường, những người đánh bom hạt nhân chúng ta sẽ xuống địa ngục".
Phó Chủ tịch cấp cao Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế James Andrew Lewis cho biết các nước lớn tìm cách tránh đối đầu quân sự trực tiếp và nhận định chiến tranh giữa hai cường quốc vũ khí sẽ tốn kém và liều lĩnh.
Theo RT, một cuộc khảo sát trong quân đội như đã đăng trên Tạp chí Quân sự cho thấy nó có sự chấp thuận của giới chức quân sự và chính phủ hàng đầu.
Những kết quả các cuộc khảo sát như vậy là có thể đoán trước và trong trường hợp này khảo sát dường như muốn đổ thêm chút dầu vào lửa quan hệ đang nóng giữa hai nước.