Cố cung là công trình xây dựng đại diện cho kiến trúc của Trung Hoa, nó vừa thần bí lại hấp dẫn người khác. Cố cung được chia thành Cố cung nhà Minh và Cố cung nhà Thanh. Cố cung mà chúng ta thấy hiện nay đã từng trải qua tu sửa thời nhà Thanh.
Còn câu chuyện ngày hôm nay sẽ đề cập đến Cố cung dưới thời dòng họ Chu trị vì đất nước, thông quan những viên gạch lát nền của Cố cung để bàn về việc phòng bị nghiêm ngặt chốn cung cấm nổi tiếng nhất đất nước Trung Hoa.
Vào thời cổ đại, hẳn không ít người mong muốn được trở thành bậc Đế vương, điều này còn đặc biệt đúng với những người vốn mang dòng dõi hoàng gia.
Cũng chính bởi thế cho nên bên cạnh Hoàng đế cần phải có người bảo vệ, để đảm bảo an toàn. Và những người làm nhiệm vụ này chính là các thiết thân thị vệ mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim truyền hình dã sử.
Tẩm cung của Hoàng đế cùng những nơi Hoàng đế thường ở lại càng cần đến sự bảo vệ nghiêm ngặt, chính vì thế nên Cố cung Tử Cấm thành không phải là nơi ai muốn ra thì ra muốn vào thì vào, đặc biệt là khi diện kiến Hoàng đế, nếu không được cho phép thì sẽ không được mang đao kiếm, vũ khí trong người.
Từ điểm này, chúng ta có thể thấy được sự canh phòng nghiêm ngặt của chốn cung cấm xưa.
Liên quan đến yếu tố phòng bị nghiêm ngặt ở Cố cung, nhân viên trùng tu Tử Cấm Thành đã từng phát hiện ra một bí mật rất lớn, vừa thú vị nhưng lại cũng hết sức tàn nhẫn.
Cụ thể là, trước một tòa cung điện trong Cố cung, nhân viên trùng tu phát hiện thấy một số viên gạch lát bị nứt. Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho nên cần phải trung tu, tu sửa lại, chính vì vậy, họ đã tiến hành cạy các viên gạch đó lên.
Thế nhưng cạy được viên này lại thấy bên dưới xuất hiện một viên khác, điều này khiến nhân viên trùng tu không khỏi kinh ngạc và khó hiểu.
Một quãng thời gian dài trôi qua mà vẫn không thể cạy hết được lên, nhân viên công tác cảm thấy rất lạ nên đã mời chuyên gia đến cùng tìm hiểu. Chuyện tưởng như không quan trọng vậy nhưng đằng sau lại ẩn chứa nhiều điều đáng bàn.
Sau quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, các nhân viên trùng tu phát hiện còn ít nhất khoảng 15 viên gạch khác, hơn thế kích cỡ của chúng cũng khác nhau, lại được đặt nằm rải rác ở những vị trí khác nhau.
Thán phục trước sự thông minh của con người thời ấy, các chuyên gia cũng đưa ra 3 khả năng lý giải cho việc này.
Nguyên nhân thứ nhất có thể là để tránh tổn hại từ lũ lụt, cho nên đã cho xây dựng cao lên, phòng việc nước tràn vào, vì tu sửa Cố cung không phải chuyện nhỏ cho nên Chu Nguyên Chương đã cho xây dựng chắc chắn, dự phòng ngay từ đầu.
Nguyên nhân thứ hai, chính là để thể hiện cảm giác địa vị cao cao tại thượng của các bậc quân chủ, vì là Thiên tử, nên chắc hẳn họ khác với những người khác, cho nên địa vị của Hoàng đế phải cao hơn mọi người, vì thế nơi Hoàng đế ở cũng phải xây cao hơn bình thường, thế nên bên dưới mới lát thêm những viên gạch khác.
Tuy nhiên, nguyên nhân thực tế nhất chính là để bảo vệ an toàn cho Hoàng đế, cho dù là nguy hiểm từ trên trời hay dưới đất, đều không được phép làm tổn hại đến Hoàng đế. Những viên gạch lát chồng lên nhau này là để đề phòng việc thích khách xuất hiện từ những địa đạo ngầm dưới đất.
Ngược dòng lịch sử, các chuyên gia tìm hiểu và phát hiện thêm được một sự thật đẫm máu. Bấy giờ, khi Chu Đệ cho tu sửa Cố cung, sau khi hoàn thành, các công nhân và thợ thủ công chịu trách nhiệm tu sửa đều biến mất không dấu vết, một số người biết được nhiều điều đều đã bị Chu Đệ hạ lệnh giết chết, còn số còn lại thì bị làm cho vừa câm vừa điếc.
Chu Đệ làm như vậy chính là để đề phòng họ tiết lộ bí mật của Cố cung. Hành động này cho thấy vị quân chủ Minh triều thực sự là một con người tàn nhẫn!
Song nói đi cũng phải nói lại, là một Hoàng đế, sự tàn nhẫn như vậy cũng là yếu tố cần phải có, có như vậy mới không dễ mềm lòng, mới quyết đoán, mới có thể trị vì tốt thiên hạ xã tắc.
Chính vì thế nên trong lịch sử thường lưu truyền câu nói: "Gần vua như gần hổ", ý chỉ Hoàng đế là người lãnh khốc vô tình, nhưng Cố cung được Chu Đệ truyền lại cho thế hệ sau quả thực là báu vật quý giá.
*Theo Sohu (Trung Quốc)