"Thiếu vị văn thư hương, bần khổ phóng ngưu lang.
Gia vong nhập Hoàng Giác, vân du Dự Hoản giang.
Tùng nhung Hào Châu lữ, hành ngũ Hồng cân trang.
Trí dũng quán tam quân, tụ nghĩa lãm hào cường.
Khai phủ cứ Ứng Thiên, tích lương cao trúc tường.
Lưỡng Hoài diệt Sĩ Thành, Phàn Dương bình Hữu Lương.
Bắc phạt thủ Đại Đô, Hải Ninh phục Hoa Bang.
Truyền kỳ đế nghiệp lộ, mạc quá Chu Nguyên Chương"
Dịch nghĩa:
"Thuở thiếu thời ít đọc sách, gia cảnh khó khăn phải đi chăn trâu.
Sau khi gia đình gặp nan thì vào chùa Hoàng Giác, nhưng sau lại du ngoạn bốn phương.
Tòng quân ở Hào Châu, gia nhập Hồng cân quân.
Lấy tài trí đứng đầu ba quân, cùng tụ nghĩa chống cường hào.
Lập căn cứ tại Ứng Thiên, gom lương thực xây tường hào.
Diệt Trương Sĩ Thành ở bên bờ sống Hoài, giết Trần Hữu Lượng ở Phàn Dương.
Tiến về bắc giành lại Đại Đô, khôi phục trật tự Trung Hoa.
Con đường đế vương truyền kỳ, chẳng ai hơn được Chu Nguyên Chương."
Thời kỳ phong kiến của Trung Quốc kéo dài qua mấy chục vương triều, trong đó, nhà Minh tồn tại khoảng hơn 200 năm, truyền qua 16 đời Hoàng đế, Chu Nguyên Chương, Chu Đệ và Chu Kỳ Ngọc đều là những vị Hoàng đế có công hiến to lớn.
Chu Nguyên Chương không chỉ cống hiến lớn lao mà còn là Hoàng đế khai quốc nhà Minh, tuy rằng ông không có xuất thân hiển hách, nhưng lại dựa vào tài năng và trí tuệ của chính mình để gây dựng nên thiên hạ cho riêng mình.
Trong thời gian tại vị, Chu Nguyên Chương cần chính yêu dân, chấm dứt thời kỳ phân tranh cát cứ, loại bỏ vị trí Thừa tướng trong triều, để Hoàng đế có thể nắm được toàn bộ quyền hành.
Nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng có những bước phát triển vượt bậc, dân chúng an cư lạc nghiệp, đất nước phồn vinh thịnh vượng, đưa thiên hạ thống nhất đến một trình độ nhất định.
Cuối thời nhà Nguyên thiên hạ đại loạn, tham quan tham nhũng hoành hành khắp nơi, suốt ngày vơ vét, đục khoét mồ hôi xương máu của nhân dân, cuộc sống người dân rơi vào cảnh nước sôi lửa bỏng, nhiều người vì bệnh dịch, vì đói ăn mà chết trong số đó có cả cha mẹ và anh trai của Chu Nguyên Chương.
Dưới sự áp bức, bóc lột của quan tham và tầng lớp thống trị, người dân chẳng thể nào có được cuộc sống bình yên, muốn sống cũng vô cùng gian nan, vất vả, thế nên đã bị ép đến mức phải đứng lên phản kháng, Chu Nguyên Chương cũng là trong tình thế ấy mà đứng lên "tạo phản".
Trong thời gian tại vị, Chu Nguyên Chương đã giết hơn mười vạn tên tham quan, tuy rằng thủ đoạn ra tay tàn nhẫn, nhưng lại chẳng thể ngăn chặn được vấn nạn tham nhũng, tham quan chẳng những không thể trị tận gốc mà ngược lại còn càng ngày càng nhiều hơn.
Ngoài ra, cũng trong thời gian trị vì, Chu Nguyên Chương còn ban bố một thánh chỉ, hạ lệnh cho con trai của một dòng họ "đời đời làm nô", con gái trong họ đó "kiếp kiếp là kỹ", từ việc này có thể thấy Chu Nguyên Chương hận dòng họ đó đến cỡ nào.
Đó là dòng họ nào và tại sao Chu Nguyên Chương lại hận đến như thế?
Dòng họ được nhắc đến ở đây là họ Bồ. Vậy người họ Bồ đã phạm phải tội gì, vì sao Chu Nguyên Chương lại hận họ đến thế? Chuyện này phải bắt đầu kể từ thời nhà Nam Tống.
Thời Nam Tống, văn nhân mặc khách rất nhiều, trong đó, người khá nổi tiếng phải kể đến Phạm Trọng Yêm, Lý Thanh Chiếu, Vương An Thạch…, cũng bởi vì nhà Nam Tống trọng văn khinh võ cho nên đất nước yếu nhược, không đủ khả năng chống lại kẻ thù mạnh mẽ là Mông Cổ.
Chính lúc này, một thương nhân tên Bồ Thọ Khang xuất hiện, đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến giữa nhà Nam Tống và nhà Nguyên. Cùng với sự phát triển của nhà Nguyên, nhà Nam Tống lại càng không có đủ năng lực để chống trả, cuối cùng chỉ còn lại người hoàng tộc Triệu Tống còn kiên trì, vừa đánh vừa rút.
Dòng họ Bồ ở Tuyền Châu có địa vị rất cao, khi quân đội Nam Tống rút lui đến đây, Bồ Thọ Canh quyết chọn đầu hàng, để bảo toàn tính mạng cho cả nhà.
Ảnh minh họa.
Ai ngờ Bồ Thọ Canh sau khi đầu hàng lại hợp tác với quân Nguyên, tiêu diệt nhiều gia tộc lớn trong vùng, cho nên bị người đời thóa mạ, mắng nhiếc.
Nhưng những điều Bồ Thọ Canh làm không chỉ như vậy, bấy giờ người Hoàng tộc nhà Tống tập trung phần lớn ở Tuyền Châu, Bồ Thọ Canh giúp quân Nguyên diệt cỏ diệt tận gốc, hiện trường vô cùng thảm khốc.
Sau này, có quan viên nhà Nam Tống lưu vong muốn dừng chân tại Tuyền Châu, kết quả là Bồ Thọ Canh không thu nhận họ, khiến cho hoạt động chống nhà Nguyên của họ rơi vào thất bại.
Hành vi của Bồ Thọ Canh tuy bị người người lên án, nhưng đến khi Chu Nguyên Chương lên ngôi thì Bồ Thọ Canh cũng đã qua đời được mấy chục năm, vậy tại sao Chu Nguyên Chương lại làm như vậy?
Đối với nhà Nguyên, Bồ Thọ Canh chính là đại công thần, cho nên được hưởng vô số vinh hoa phú quý, cả đời hưởng chẳng hết. Nhưng đối với Chu Nguyên Chương, khi cha mẹ, anh trai của ông chết dưới sự thống trị thối nát của nhà Nguyên, nhân dân lầm than, ông càng hận Bồ Thọ Canh vì đã tiếp tay cho người Mông Cổ đoạt được thiên hạ.
Hơn thế, việc Chu Nguyên Chương làm là vì muốn an định thiên hạ, bấy giờ thế lực của nhà Nguyên ở các địa phương rất lớn, nếu muốn các nơi được ổn định, thì trước hết phải giành được lòng dân.
Nhà Minh theo đó tuyên dương các vị đại thần trung nghĩa, còn những kẻ "phản bội" như Bồ Thọ Canh tất nhiên sẽ bị nhân dân hắt hủi, hơn thế Bồ Thọ Canh lại là kẻ có thế lực và danh tiếng nhất trong bè lũ phản bội, tự nhiên sẽ bị trở thành mục tiêu trước nhất để khai đao.
Bồ Thọ Canh có lẽ không nghĩ tới, cả đời ông được hưởng phúc lại khiến con cháu mình sau ngày gánh hết phần tội nghiệt, cả gia tộc họ Bồ bị người dân nhà Minh xa lánh, bài trừ.
Chu Nguyên Chương còn đích thân ngự bút ra lệnh: "Người họ Bồ, không được đọc sách, làm quan." Tất cả con cháu thuộc họ Bồ đều bị coi là phản tặc, không được tham gia khoa cử hay vào triều làm quan.
Theo ghi chép trong sách sử, Chu Nguyên Chương còn từng hạ mật lệnh con cháu dòng chính nhà họ Bồ "nam thì làm nô, nữ thì làm ca kỹ". Họ Bồ trở thành dòng họ bị Chu Nguyên Chương căm hận nhất, tuy nhiên, tính xác thực của mật lệnh này vẫn còn cần chờ chứng thực hơn nữa.
Rất nhiều người trong dòng họ Bồ cũng hận thấu xương Bồ Thọ Canh, họ vì trốn tránh tai họa nên buộc phải thay tên đổi họ, thậm chí chạy ra nước ngoài.
Có người còn trực tiếp đổi sang họ Hoàng, họ Miêu hay họ Phủ, thậm chí còn đốt cả đèn hiệu họ Bồ để tránh bị đuổi giết.
Lời kết
Thực tế, việc Bồ Thọ Canh suy xét vì gia tộc mà chọn đầu hàng nhà Nguyên là việc có thể lý giải được, bởi vì bản thân ông ta là một thương nhân, mà trong mắt người thương nhân chỉ có lợi ích trên nhất, còn việc quốc gia gì đó với họ căn bản chẳng đáng suy xét.
Nhưng điều khiến người khác không thể chấp nhận nổi, ấy là việc Bồ Thọ Canh giúp nhà Nguyên giết hại vô số người Hán, cuối cùng dẫn đến kết cục rơi xuống vực sâu ngàn trượng.