Trung Quốc: Khi những hình xăm không còn là tội lỗi

Bella |

Đã một thời người Trung Quốc phải "kìm nén cái sự đam mê" xăm mình khi xã hội bấy giờ coi môn nghệ thuật này là một thứ "hư hỏng".

Tuy nhiên với tốc độ phát triển của xã hội, định kiến dành cho người xăm mình cũng vơi bớt đi tại quốc gia thuần khiết phương đông này.

Xăm mình đã có lịch sử rất lâu đời ở Trung Quốc tuy nhiên phần lớn bề dày của nó bị gắn liền với những định kiến không hay liên quan đến nô lệ, phạm nhân, xã hội đen hay các tội phạm dưới thế giới ngầm.

Tuy nhiên trong khoảng 10 năm trở lại đây, một phần nhờ vào sức ảnh hưởng của các nhân vật nổi tiếng hay các ngôi sao thể thao mà xăm mình đã dần được xã hội tại đây chấp nhận.

Giờ đây, môn nghệ thuật dùng kim và mực này đang trở thành xu hướng không chỉ được những người trẻ tuổi có cá tính yêu thích mà còn được lăng-xê bởi chính các nghệ sĩ xăm mình Trung Quốc với tay nghề đẳng cấp và tinh tế.

“10 năm trước mọi người vẫn còn liên tưởng việc xăm mình với những kẻ xấu hay giới xã hội đen.

Những người muốn có 1 hình xăm lại sợ sự kỳ thị của xã hội”, Liao Lijia, một nghệ sĩ xăm mình 28 tuổi tại cửa hàng Creation Tattoo tại Bắc Kinh nói.

150629040223-chinese-tattoo-6-exlarge-169-af5c6

“Nhưng thời nay văn hóa xăm mình đã được đón nhận bởi các bạn trẻ Trung Quốc, đặc biệt ở Thượng Hải, Bắc Kinh hay Quảng Châu.”

Các cửa tiệm xăm đang được mở rộng trên khắp Trung Quốc và rất nhiều thợ xăm đang trông chờ có được 1 công việc trong ngành kinh doanh đầy hứa hẹn này.

150629034238-chinese-tattoo-4-exlarge-169-af5c6

“Trong 3 năm qua, số khách hàng đã tăng gấp đôi mỗi năm”, ông chủ của Liao - Yu Haiyang cho biết. Tiệm xăm của ông thu nhập trung bình khoảng 10,500 USD mỗi tháng và thu nhập của ông đã tăng lên gấp 10 lần so với 6 năm trước.

Nhận diện

Việc có 1 chút “mực” trên người giống như là 1 cách để những người trẻ tuổi khắc “thẻ căn cước” của riêng mình và đánh dấu những trải nghiệm trong cuộc đời dù tốt hay xấu.

150424182648-david-beckham-side-tattoo-exlarge-169-af5c6

Wang Zi, 28 tuổi, 1 nhà thiết kế cho biết “Tôi nghĩ hình xăm là 1 dấu hiệu của tôi, giống như cái tên vậy. Đó là phần quan trọng nhất của cơ thể bạn, làm bạn trở nên khác biệt, thể hiện tâm trí và cả thế giới của bạn.”

Cô “tậu” cho mình 1 quả khinh khí cầu trên xương bả vai, hình được chính cô thiết kế để gợi nhớ về ước mơ được bay khi còn thơ bé của mình.

Du Wei, 28 tuổi, nhân viên IT tại Bắc Kinh lại có hình xăm 1 con bướm ở trên ngực –1 ký ức của cô khi mất đứa con của mình.

Nếu ở phương Tây, họ rất thích xăm Hán tự, điển hình là David Beckham với 1 câu tục ngữ bằng tiếng Hán ở thân trên, thì ở phương Đông họ lại rất thích xăm các từ và câu nói bằng tiếng Anh.

Những từ ngữ phổ biến bao gồm “love” (tình yêu) và “forever” (mãi mãi). Một vài người lại chọn lời bài hát như trong “Imagine” của John Lennon hay những câu trích trong kinh thánh.

Sự tinh tế

Châu Á đã nổi tiếng từ lâu về văn hóa xăm mình nhưng mỗi quốc gia lại có 1 phong cách riêng. Nhật Bản nổi tiếng với độ táo bạo và phong cách tân tiến của mình.

Hồng Kông cũng là 1 thành lũy đáng nể của nghệ thuật này với những thành phố cảng và các gã thủy thủ già người Anh, những “bức tranh nghệ thuật” này tạo ra một sự pha trộn giữa hình xăm truyền thống phương Tây (hoa hồng, mỏ neo) với những họa tiết phương Đông như rồng và hổ.

150629032029-chinese-tattoo-1-exlarge-169-af5c6

Trung Quốc thì vẫn đang trong quá trình phát triển để tạo dấu ấn riêng cho mình với xu hướng kết hợp cổ điển và hiện đại.

Điều này có thể được tìm thấy trong những tác phẩm theo phong cách “blackwork”, nôm na là một trường phái xăm phức tạp dựa trên phong cách thêu, của Qiao Zhengfei, 1 thợ xăm 20 tuổi mới chuyển studio từ Hạ Môn lên Bắc Kinh.

Cô sinh viên chuyên ngành lý thuyết nghệ thuật này thích thực tế rằng những hình xăm chính là hiện thân sống của các tác phẩm cô làm ra.

“Đó là 1 sự lựa chọn có thẩm mỹ”, cô nói, “Tôi không thể tưởng tượng ra cảnh mình ngồi xăm những hình xăm truyền thống Trung Quốc như rồng hay cá chép. Nó không hợp với tôi.” 

Chỉ là giao dịch hay nghệ thuật?

Ở Trung Quốc, có những tiệm xăm chỉ là những gian buồng nhỏ với 1 tấm rèm và vài ông, bà chủ với thân thể được phủ kín bởi các loại "tranh ảnh". 

Một số khác lại dựng hẳn những studio hoành tráng với phong cách bụi bặm đầy mê hoặc và những mảng tường được trang hoàng mang tính nghệ thuật.

150629040843-chinese-tattoo-7-exlarge-169-af5c6

Có một điều đặc biệt, đối với các thợ xăm Trung Quốc, họ không coi tác phẩm của mình là một loại hình nghệ thuật mà chỉ nhìn nó như một giao dịch, anh trả tiền, tôi có nghĩa vụ "bán" hình xăm.

Câu chuyện của Zhao Liang là một cái nhìn khác đằng sau vẻ đẹp nghệ thuật mà xăm mình mang lại. Sau khi tốt nghiệp tại 1 trường đại học sư phạm chuyên ngành mỹ thuật, Zhao Liang dự định sẽ tìm 1 công việc giảng dạy hoặc phục vụ bình dân.

Tuy nhiên cả 2 công việc này đều không được trả lương cao và Zhao còn có 1 gia đình phải gánh vác, vì thế anh quyết định chuyển sang công việc làm thợ xăm sau khi đọc được tờ quảng cáo cho nghề này với mức lương 50 tệ (8 USD) cho mỗi hình xăm.

“Và thế là tôi bắt đầu làm việc này. Tôi chỉ nghĩ rằng cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.”

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại