Mặc dù cuộc sống ngày càng phát triển hơn nhưng đâu đó trong xã hội này, vẫn còn những góc khuất, những vấn nạn vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Điều này đã trở thành một động lực để người làm nghệ thuật không ngừng sáng tác mới mong muốn gửi gắm những thông điệp qua những tác phẩm của mình.
Là tác giả của nhiều bộ sưu tập tranh minh họa nổi tiếng như Holy Selfie, Global Police hay Just Leaders, mới đây nghệ sĩ Gunduz Aghayev đã cho ra mắt bộ tranh mới nhất mang tên "Imagine" (tạm dịch: Tưởng tượng).
Đúng như với tên gọi, xuyên suốt cả bộ sưu tập là sự tưởng tưởng của họa sĩ này về một cuộc sống yên bình và tươi đẹp hơn dành cho những em bé, cũng chính là nạn nhân của chiến tranh, nghèo đói, tảo hôn....
Chia sẻ với giới truyền thông, Gunduz cho biết anh luôn quan niệm rằng bất kì đứa trẻ nào trên thế giới này đều là những sinh linh vô tội, các em nên có quyền được sống, được bảo vệ để trở thành tương lai cho các quốc gia.
Con người phải thay đổi, đừng nên lặp lại những tội lỗi trong quá khứ để rồi khiến những mầm non này trở thành những người phải hy sinh thêm nữa.
"Kền kền chờ đợi" là tấm ảnh mang tính biểu tượng của báo chí thế giới,, được thức hiện bởi nhiếp ảnh gia Kevin Carter. Năm ấy Kevin tiết lộ rằng anh nhận lệnh cấm không chạm vào đứa trẻ để không lây bệnh truyền nhiễm.
Chẳng ai có thể quên được em bé Aylan Kurdi người Syria trong cuộc khủng hoảng tị nạn tại châu Âu vừa qua.
Sự kiên cường của người anh trai khi cõng đứa em đã chết tới buổi hỏa táng tại Nhật năm 1945 trở thành cảnh vui đùa trên bãi biển ngập nắng trong trí tưởng tượng của người nghệ sĩ.
Nếu năm đó không bị ám sát bởi những kẻ lạ mặt thì giây phút này đây, nhà báo Elmar Huseynov đã có thể ôm hôn cậu con trai bé bỏng như bao người cha bình thường khác.
Sự tiếp diễn của nạn tảo hôn tại Afghanistan đã cướp đi tương lai rộng mở của những "cô dâu" nhỏ tuổi này. Người ta chỉ thấy được ánh mắt hoang mang sợ hãi thay vì nụ cười nở mãi trên môi.
Những cô cậu bé đã có thể nhìn ngắm tòa lâu đài màu hồng trong Disneyland chứ không phải ngơ ngác nhìn nhà mình hóa thành tro bụi sau cuộc đánh bom của Đức vào London năm 1940