Thay vì việc bán cho các nhà hàng, ông James Owen cùng các thủy thủ đã quyết định tặng chú cá khổng lồ này cho các nhà khoa học ở Bảo tàng Melbourne.
Tiến sĩ Martin Gomon đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc trước hành động tuyệt vời của các ngư dân khi đóng góp công sức to lớn trong việc nghiên cứu khoa học bởi đây là giống cá hiếm, và mới chỉ xuất hiện tại khu vực này vào năm 1930.
Các nhà khoa học sẽ lấy các mẫu da và cơ của con cá mập này để làm xét nghiệm, từ đó có thể nghiên cứu được lịch sử và đời sống của loài "quái vật biển" này.
Tiến sĩ Gomon cho biết cùng với các nhà khoa học khác, ông đã phải sử dụng tới cần cẩu để đưa con vật khổng lồ này ra khỏi thuyền của ngư dân.
Theo các nhà khoa học, loài cá mập trên là cá mập Basking, hay còn gọi là cá nhám phơi nắng. Những con cá trưởng thành có chiều dài tối đa lên tới 12m.
Loài cá mập Basking thường có một cái mũi phẳng lớn và trên da thường xuất hiện màu hồng tím lạ thường.