Ngôi mộ tổ "đắc địa" phát mệnh đế vương của Hoàng đế Minh triều

Trần Quỳnh |

Nhờ ngôi mộ tổ được chôn đúng tại "long huyệt", số mệnh thiên tử đã linh ứng vào hậu duệ của dòng họ Chu - Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.

Trang báo điện tử Sohu (Trung Quốc) mới đây đăng tải một bài viết có tựa đề "Câu chuyện phong thủy của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương", viết về những yếu tố ly kỳ, khó lý giải, mở đường cho Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế.

Theo đó, Minh Thành Tổ Chu Nguyên Chương quê gốc ở Tô Châu, từ cụ nội tới cha ruột đều là người Tô Châu, nhưng gia cảnh vô cùng nghèo khó, sau lại vì nạn đói nên chuyển tới Phụng Dương. Chu Nguyên Chương vì vậy cũng trở thành người Phụng Dương.

Ông nội của Minh Thái Tổ trước kia nổi tiếng là người có tài bơi lội, kỹ thuật siêu đẳng, thường lặn xuống hồ sâu để bắt cá, nên được mọi người gọi là “Hạ Đắc Hải”.

Một hôm, Hạ Đắc Hải gặp được một vị tiên sư họ Lưu chuyên tìm kiếm long mạch. Vị tiên sư khi ấy thấy phía đáy hồ có “long kết”, nhưng vì không thạo chuyện bơi lội nên không thể xuống phía dưới.

Trong lúc đang ngồi trên bờ suy nghĩ, ông bất chợt thấy một người từ dưới hồ ngoi lên, liền vội vàng gọi lại hỏi danh tính.

Sau khi nghe Hạ Đắc Hải xưng danh, Lưu tiên sư vô cùng mừng rỡ, nhanh chóng thương lượng, định ngày đẹp để cả hai bên đem hài cốt tổ tiên tới đây cùng chôn vào “long huyệt”.

Tới ngày ước định, hai người cùng đem hài cốt tổ tiên tới bờ hồ. Lưu tiên sư khi ấy nói rằng ở đáy hồ phía tây có một hòn đá hình con trâu. Trâu đá một lúc sẽ mở miệng. Ông căn dặn Hạ Đắc Hải chờ đúng lúc trâu đá mở miệng thì thả hài cốt vào, miệng trâu sẽ lập tức đóng lại.

Hạ Đắc Hải trước đó mang theo túi có hài cốt tổ tiên, đi qua một ruộng rau liền thuận tay hái bỏ vào túi. Khi lặn xuống hồ, ông quả nhiên thấy đáy hồ có một khối đá lớn nằm ở phía tây, hình dáng giống hệt một con trâu.

Ngay khi trâu đá mở miệng, Hạ Đắc Hải theo lời Lưu tiên sư dặn dò, định đem hai bao hài cốt thả vào miệng trâu.

Nhưng xưa nay trâu vốn thích ăn rau cỏ, lại thấy túi hài cốt của Hạ Đắc Hải có rau xanh liền lập tức nuốt túi ấy vào miệng, sau đó nhanh chóng khép miệng lai.

Vì vậy, hài cốt tổ tiên của Chu gia đã yên vị nằm trong miệng trâu, nhưng hài cốt Lưu tiên sư đưa cho thì không cách nào bỏ vào được nữa.

Khi lên bờ, Lưu tiên sư nghe Hạ Đắc Hải kể lại mọi chuyện, đành phải chia hài cốt làm hai túi, nhờ Hạ Đắc Hải lặn xuống lần nữa, treo vào hai bên sừng của trâu đá.

Sau khi xong việc, vị tiên sư này liền nói: “Bên sừng trái làm bề tôi, bên sừng phải cũng làm bề tôi, trong miệng ắt làm hòa thượng.”

Hạ Đắc Hải nghe thấy hai chữ “hòa thượng” liền vô cùng tức giận. Lưu tiên sư thấy vậy bất đắc dĩ phải sửa thành: “Bên sừng trái làm bề tôi, bên sừng phải cũng làm bề tôi, Chu gia làm thiên tử, Lưu gia làm bề tôi, dù đổi triều hoán nước cũng không thay đổi.”

Nghe thấy mấy chữ “thiên tử Chu gia”, Hạ Đắc Hải mới nguôi giận, tạ ơn tiên sư rồi trở về.


Ngôi mộ tổ tiên chôn tại long huyệt đã giúp Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thuận lợi đăng cơ.

Ngôi mộ tổ tiên chôn tại "long huyệt" đã giúp Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thuận lợi đăng cơ.

Sau này, vận mệnh “hòa thượng” và “thiên tử” quả nhiên linh ứng vào Chu gia. Năm Chu Nguyên Chương lên 10 tuổi, Tô Châu xảy ra nạn đói. Nhà họ Chu khi ấy chỉ còn lại 10 đấu gạo, bố mẹ lại cùng người trong thôn đi lưu lạc tha hương, từ đó không thấy trở về.

Nguyên Chương sau khi ăn hết gạo lại phải chịu cảnh đói kém, cũng bắt đầu lưu lạc, tình cảnh lẻ loi vô cùng bi đát. Sau đó, ông bất đắc dĩ phải xuống tóc đi tu, vào chùa bái sư, ngày ngày niệm kinh lễ Phật, sinh hoạt như một hòa thượng.

Sau này, Chu Nguyên Chương lại cảm thấy làm hòa thượng quả thực không có tiền đồ, liền đi xuống núi, tới Hào Châu gia nhập quân đội.

Những năm đó, nạn đói liên tục xảy ra, thiên hạ đại loạn, chính quyền lại hủ bại. Quách Tử Hưng, Trần Hữu Lượng và Trương Sĩ Thành nổi dậy cát cứ xưng hùng, liên tục tàn sát lẫn nhau.

Triều đình nhà Nguyên khi ấy không cách nào dẹp loạn, chỉ có thể đếm ngược ngày tàn. Chu Nguyên Chương nhân cơ hội đó cùng Lưu Bá Ôn, Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân lên kế hoạch giành chính quyền.

Những người này âm thầm kết đảng, chiêu binh mãi mã chờ thời cơ hành động.

Nhờ vào mưu kế dùng bánh trung thu truyền tin của Lưu Bá Ôn, Chu Nguyên Chương quyết định sẽ dấy binh vào ngày rằm tháng tám âm lịch. Người Hán khi ấy không cam lòng chịu sự nô dịch của người Nguyên, liền ủng hộ Nguyên Chương xưng đế.

Sau này, Chu Nguyên Chương quả nhiên lên làm Hoàng đế, đổi quốc hiệu thành “Minh”, lập nên triều đại kéo dài tới hơn 300 năm trong lịch sử. Minh triều trải qua 23 đời vua, long khí rất vượng, phú quý thịnh trị.

Lời tiên đoán năm nào về việc chôn hài cốt vào long huyệt của Lưu tiên sư quả nhiên ứng nghiệm với Chu gia. Vậy mới thấy, việc phong thủy linh ứng, địa linh nhân kiệt nhiều khi không chỉ là những câu chuyện mê tín.

Nhờ một chén thuốc sinh non, Từ Hy Thái hậu có được cả thiên hạ Nhờ một chén thuốc sinh non, Từ Hy Thái hậu có được cả thiên hạ

Chén thuốc sinh non của mẹ chồng đổi lấy cho Từ Hy quyền điều hành cả thiên hạ, nhưng lại trở thành hậu họa diệt vong cho cả vương triều Đại Thanh.

Vì sao Tưởng Giới Thạch 3 lần tìm cách phá mộ tổ Mao Trạch Đông? Vì sao Tưởng Giới Thạch 3 lần tìm cách phá mộ tổ Mao Trạch Đông?

Sau 3 lần tay chân của Tưởng Giới Thạch tìm cách phá hoại mộ tổ của Mao Trạch Đông, Quốc Dân Đảng liên tiếp thất bại, chưa đầy 3 năm đã bị đánh bật khỏi đại lục.

Giải mã địa danh tiền vào như nước chốn kinh đô Thanh triều Giải mã địa danh "tiền vào như nước'' chốn kinh đô Thanh triều

Những yếu tố đặc biệt về phong thủy của Cung Vương phủ đã khiến nơi đây trở thành phủ đệ của những bậc trọng thần nổi tiếng Thanh triều, trong đó có đại tham quan Hòa Thân.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại