Nhà báo Jaiyang Fan của tờ The New Yorker cung cấp một cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề hiện nay mà giới siêu giàu Trung Quốc gặp phải, đặc biệt là tầng lớp “fuerdai” – con cháu của những người siêu giàu.
Câu chuyện xoay quanh những “cậu ấm cô chiêu” hiện đang sống ở Vancouver, Canada. Họ có trong tay mọi thứ xa xỉ nhất hành tinh – siêu xe, villa, thậm chí là một kênh truyền hình thực tế riêng phát trên Youtube.
Vấn đề ở đây là họ không cảm thấy mình là người Trung Quốc và cha mẹ họ cũng không muốn con cái trở về nhà. Với cha mẹ, ổn định về mặt chính trị và xã hội với con cái là quan trọng hơn cả.
Một cô gái 26 tuổi tên Pam nói: “Tôi không thấy mình phù hợp ở Trung Quốc. Tôi thiếu đi tình cảm của cha mẹ nếu tôi ở đó.
Người phương Tây lúc nào cũng thẳng thắn và trực diện. Ngược lại, Trung Quốc có xu hướng vòng vo hơn. Ở Trung Quốc, tôi được đối xử như một đứa con nít chẳng biết gì, và đôi khi giống như một người ngoài hành tinh vậy”.
Một cô gái khác giấu tên cho biết cha mẹ cô muốn con cái ở lại Canada vì về nhà thì “phá hỏng gia sản”.
Vương Tư Thông, con trai tỉ phú Vương Kiện Lâm giàu nhất Trung Quốc.
Một vấn đề khác với thanh niên thế hệ thứ hai ở Trung Quốc là sự khác biệt trong tư duy với nhà cầm quyền. Hiện nay, Trung Quốc hứng chịu tình trạng chảy máu chất xám và dòng vốn ồ ạt chảy ra nước ngoài.
Với thế hệ thứ hai của giới siêu giàu, họ không chịu được áp lực nếu ở lại Trung Quốc.
Ông Tập cố gắng gia tăng quyền lực, hình ảnh của người Trung Quốc bằng mọi cách có thể - thậm chí là vươn xa biên giới quốc gia.
Kể từ khi cầm quyền, ông đã ngăn cản tư tưởng phương Tây tràn vào và củng cố tư tưởng Mao Trạch Đông.
Bắc Kinh hiện nay đã nhắm tới sự thay đổi ở mọi trường cấp 3, đại học, giới tinh hoa và các học giả theo quan điểm chính trị này.
Vương Tư Thông, con trai độc nhất của tỉ phú giàu nhất Trung Quốc Vương Kiện Lâm từng trả lời BBC: “Thoát ly hoàn toàn khỏi hệ thống chính trị Trung Quốc đồng nghĩa với tự sát”.
Tuy nhiên không phải con cháu giới siêu giàu nào cũng nghĩ như vậy. Với họ, sống ở nước ngoài là thoát được sự kìm kẹp ở Trung Quốc.
Điều Trung Quốc thực sự cần bây giờ là những thanh niên trẻ tuổi ở Trung Quốc quan tâm tới đất nước. Điều này không dễ dàng. Trong mắt những “fuerdai” này, phương Tây lúc nào cũng hoàn mỹ hơn.