Sân bay quốc tế Nicosia ở Đảo Síp đã ngừng phục vụ các chuyến bay thương mại từ năm 1977 sau khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược đảo quốc này để can thiệp một cuộc đảo chính.
Sân bay nằm trong vùng đệm do Liên Hợp Quốc kiểm soát và vẫn được lực lượng gìn giữ hòa bình sử dụng, nhưng nhà ga đã bị đổ nát.
Sân bay quốc tế Ellinikon ở thủ đô Athens là cảng hàng không chính của Hi Lạp trong suốt 60 năm trước khi được thay thế bằng một sân bay mới.
Phát xít Đức từng xâm chiếm sân bay này và sử dụng nó như một căn cứ không quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sân bay quốc tế Yasser Arafat tại Dải Gaza từng là niềm tự hào của người dân Palestine, nhưng nó đã bị tàn phá bởi chiến tranh liên miên.
Sân bay bị đóng cửa sau 3 năm hoạt động vì quân đội Israel nắm bom phá hủy tháp kiểm soát, trạm radar và nhà ga.
Phi trường Floyd Bennett là sân bay thương mại đầu tiên tại thành phố New York, khi chính thức mở cửa vào năm 1931.
Nhưng sân bay đã trở nên đổ nát sau khi bị bỏ hoang nhiều năm.
Trong khi nhà ga bị bỏ hoang, đường băng của sân bay Tempelhof tại thành phố Berlin đã được chuyển đổi thành công viên.
Chuyến bay cuối cùng cất cánh từ sân bay Tempelhof vào năm 2008 và từ đó cho tới nay nó được sử dụng để tổ chức hội chợ, các buổi hòa nhạc…
Sân bay Jaisalmer ở Ấn Độ được thiết kế có thể phục vụ hàng trăm ngàn hành khách mỗi năm, nhưng nó chưa đón tiếp một hành khách nào.
Các hàng ghế tại phòng chờ bị bao phủ bởi lớp bụi dày, trong khi tường bị ngả màu và chim làm tổ trên mái nhà ga.
Sân bay Ciudad Real ở Tây Ban Nha được xây dựng với kinh phí 1 tỷ euro, nhưng đã trở thành biểu tượng của sự hoang phí khi buộc phải đóng cửa vì vắng khách.
Sân bay đã phải đóng cửa vài năm 2012, chỉ 4 năm sau khi khai trương.