Đội bay Hải quân Mỹ "thách thức tử thần"

QS - Mạnh Quân |

Khác với các phi công khi đi làm nhiệm vụ, đội bay Blue Angels không dùng G-suit - loại trang phục giúp chống choáng ngất khi nhào lộn bất ngờ.

Theo hãng tin BBC, tên gọi của đội bay này bắt nguồn từ một câu lạc bộ đêm tại New York. Tuy nhiên, màu sắc chủ đạo của họ lại là từ những gam màu chính thức của Hải quân Mỹ.

Các màn trình diễn thách thức tử thần đã được đội bay Blue Angels thi triển tại các triển lãm hàng không kể từ thập niên 1940 tới nay.

Giống như Red Arrows của Không lực Hoàng gia Anh hay Thunderbirds của Không lực Mỹ, phi công của Blue Angels thường thực hiện các thao tác không bao giờ dùng đến khi chiến đấu.

Các phi cơ của Blue Angels có thể bay cách nhau chỉ 45cm, tức là chưa bằng một cánh tay. Và họ bay với vận tốc hàng trăm dặm một giờ.

Vậy thực sự các lực lượng không quân có được lợi ích quân sự gì từ việc phi công thực hiện được các kỹ thuật đó hay không?

Câu trả lời là "không" và "có".

Kỹ thuật nhào lộn trên không thường là một phần quan trọng trong huấn luyện quân sự bởi các phi công cần phải có khả năng điều khiển phi cơ một cách cẩn trọng, phải thuần thục kỹ năng và phải học rất nhiều mánh lới để có thể thoát hiểm.

Việc huấn luyện này sẽ giúp phi công có khả năng kiểm soát, điều chỉnh cơ thể khi cần thực hiện các động tác kỹ thuật mang tính thách thức trong lúc chiến đấu.

Các phi công Blue Angels cũng phải rèn luyện để đảm bảo khoẻ mạnh, tỉnh táo cả về thể chất lẫn tinh thần khi thực hiện các pha mạo hiểm.

Khác với các phi công khi đi làm nhiệm vụ, đội bay Blue Angels không dùng G-suit - loại trang phục giúp chống choáng ngất khi nhào lộn bất ngờ.

Đội bay Hải quân Mỹ thách thức tử thần - Ảnh 2.

Lý do là bởi sự phồng hơi hoặc xẹp xuống của bộ G-suit (nhằm tăng áp suất lên đùi phi công để chặn việc máu dồn về phần thân dưới) sẽ gây cản trở tới hoạt động của cần điều khiển cực nhạy được đặt giữa hai chân.

Thay vào đó, các phi công Blue Angels học cách căng cơ bắp vào đúng thời điểm, trước khi tiến hành động tác nhào lộn, để chống choáng ngất.

Đội bay Hải quân Mỹ thách thức tử thần - Ảnh 3.

Phi cơ mà họ sử dụng, F/A-18 Hornet, là loại được trang bị cho phi công Hải quân Mỹ. Loại phi cơ này được chọn bởi nó có các cấu tạo kỹ thuật khí động học, dễ điều khiển trên không hơn.

Chẳng hạn như phi cơ có thiết kế sải cánh mở rộng, giúp tăng lực nâng và độ ổn định khi thực hiện các góc tấn lớn.

Tuy nhiên, các phi cơ của Blue Angels cũng đã được cải tiến thêm.

Chúng được sơn bóng để giảm lực cản, và mỗi cần điều khiển đều được đặt trên bệ lò xo liên tục tác động vào cần.

Các phi công phải liên tục tỳ lên cần để đối trọng với lực đẩy lò xo, nhờ vậy họ cảm giác nhạy bén hơn, thực hiện chính xác hơn các thao tác cần thiết.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bất kỳ cuộc trình diễn bay theo nhóm nào cũng là dịp để phô trương sức mạnh quân sự.

Nó được coi như một cách tích cực để trở nên gần gũi hơn với dân chúng, tạo cảm hứng khiến giới trẻ ham thích trở thành phi công.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại