Đến triển lãm năm nay du khách cũng có dịp xem màn trình diễn nhào lộn của đội bay "Đại bàng đen" của Không quân Hàn Quốc và một số máy bay dân sự của nước ngoài, cũng như phần trình diễn của máy bay chiến đấu FA-50 và máy bay huấn luyện T-50 của Hàn Quốc.
Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, dẫn đầu đã tới thăm quan triển lãm.
Bên lề triển lãm, nhiều cuộc họp và hội thảo sẽ được tổ chức với sự tham gia của hơn 95 quan chức quốc phòng và chuyên gia từ 54 quốc gia. Triển lãm quốc phòng Seoul lần đầu tiên diễn ra vào năm 2007 và được tổ chức 2 năm một lần. Triển lãm được mở cửa cho dân chúng vào xem và sẽ kết thúc vào ngày 20/10 tới.
Tại cuộc triển lãm này, nhiều loại máy bay, máy bay không người lái và hệ thống vũ khí mới do công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc chế tạo cũng như một số nước trên thế giới đã được trưng bày. Trong ảnh là các mẫu trực thăng quen thuộc của Công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopters).
Trực thăng Mi-171A2 của Công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopters).
Theo các quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, quân đội Mỹ đã quyết định không mang các máy bay tàng hình chiến lược, như máy bay chiến đấu F-22 và F-35A tới triển lãm lần này. Gian hàng của Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing tại triển lãm. Ảnh: Minh Quang.
Động thái này dường như đã tính tới tình hình an ninh đang thay đổi trên Bán đảo Triều Tiên sau những nỗ lực của các bên. Trong ảnh là gian hàng của Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin (Mỹ). Ảnh: Minh Quang.
Các mẫu súng tiểu liên, trung liên đời mới sử dụng chất liệu nhẹ của S&T một trong những Tập đoàn quốc phòng lớn nhất Hàn Quốc. Ảnh: Minh Quang.
Một số mẫu súng ngắn dành cho lực lượng đặc nhiệm do Hàn Quốc chế tạo. Ảnh: Minh Quang.
Một ngày trước khi khai mạc Triển lãm, dự án chế tạo máy bay chiến đấu tiên tiến của Hàn Quốc KF-X lần đầu tiên đã được giới thiệu với giới truyền thông. Một số tổ hợp vũ khí điều khiển từ xa của Hàn Quốc, các tổ hợp này có thể được tích hợp cho nhiều loại phương tiện khác nhau. Ảnh: Minh Quang.
Dự án KF-X với số tiền đầu tư lên tới 8,8 nghìn tỷ won (7,3 tỷ USD) đã bắt đầu vào tháng 1/2016 nhằm phát triển dòng máy bay chiến đấu mới thay thế phi đội máy bay F-4 và F-5 cũ kỹ của Không quân Hàn Quốc. Các mẫu máy bay trinh sát không người lái phục vụ dân sự lẫn quân sự do công ty Kari của Hàn Quốc chế tạo. Ảnh: Minh Quang.
Hệ thống cối tự động 120mm KM120 của Tâp đoàn S&T. Ảnh: Minh Quang.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt sử dụng đạn rocket 70mm của Tập đoàn Hanwha. Ảnh: Minh Quang.
Một số mẫu cối 81mm của Tập đoàn Huyndai. Ảnh: Minh Quang.
Một mẫu súng phóng lựu tự động K4 cũng của S&T. Ảnh: Minh Quang.
Hệ thống phòng thủ vòm sắt Iron Dome được. Ảnh: Minh Quang.
Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không của Tập đoàn SAAB (Thụy Điển). Ảnh: Minh Quang.
Một số mẫu hải pháo tự động do Tập đoàn Huyndai phát triển. Ảnh: Minh Quang.
Mẫu xe cứu thương hiện đại do Hàn Quốc chế tạo. Ảnh: Minh Quang.
Mô phỏng buồng lái máy bay chiến đấu không người lái do Hàn Quốc chế tạo. Ảnh: Minh Quang.
Tên lửa chống hạm hạng nhẹ Sea Venom của Tập đoàn MBDA.Tên lửa hành trình hạng nặng. Ảnh: Minh Quang.
Tên lửa hành trình Taurus Kepd 350 một trong những vũ khí mới của chiến đấu cơ F-15K Hàn Quốc. Ảnh: Minh Quang.
Thiết bị phát hiện máy bay không người lái của Hanwha. Ảnh: Minh Quang.
Xe chiến đấu hạng nhẹ do công ty KIA của Hàn Quốc chế tạo. Ảnh: Minh Quang.
Xe tải quân sự của KIA. Ảnh: Minh Quang.
Xe tăng chiến đấu chủ lực K2 do Tập đoàn Huyndai (Hàn Quốc) chế tạo. Ảnh: Minh Quang.
Toàn cảnh Triền lãm Hàng không vũ trụ và quốc phòng Seoul ADEX-2019