Kể từ khi người đẹp 16 tuổi Hà Kiều Anh đăng quang ngôi vị Hoa hậu báo Tiền Phong năm 1992, người ta đã nhìn thấy tiềm năng vật chất ẩn giấu bên trong chiếc vương miện Hoa hậu. Từ một cô sinh viên thanh nhạc vô danh, Hà Kiều Anh vụt sáng thành sao. Cô thường xuyên xuất hiện trong các chương trình nghệ thuật lớn.
Cô làm vedette tại các sàn diễn thời trang đình đám. Cô không thể vắng mặt trong các sự kiện trọng đại của làng giải trí tuy còn non trẻ. Cô đi hát, làm MC và cả đóng cả phim.
Cô yêu đại gia. "Tất nhiên, đằng sau những thứ đó là rất rất nhiều tiền" – nói như người đẹp Nguyễn Thị Huyền Trang, người vừa gây bão với phát ngôn thẳng, thô mà thật tại vòng sơ loại Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017.
Hoa hậu Hà Kiều Anh - người đẹp đầu tiên cho thấy cái giá vô giá của chiếc vương miện Hoa hậu.
Huyền Trang nói không sai. Không có Hoa hậu nào lại không đổi đời, không có thu nhập cao và thậm chí trở nên giàu có kể từ thời Hà Kiều Anh. Nhất là vào thời điểm cách đây hai mươi năm, khi Hoa hậu chưa trở thành trào lưu và chưa "loạn", một người đẹp mang danh Hoa hậu vô cùng "có giá".
Huyền Trang nói không sai, đằng sau vương miện Hoa hậu là rất rất nhiều tiền"
Đó là lý do cho cái sự "loạn" thi hoa khôi, hoa hậu kéo dài nhiều năm qua. Hàng chục cuộc thi nhan sắc mọc lên như nấm sau mưa. Các người đẹp đua chen nhau đi thi hết cuộc nọ tới cuộc kia, thậm chí thi đi thi lại một cuộc thi để mong tìm kiếm một danh hiệu.
Trong cuộc tìm kiếm miệt mài đó, có bao nhiêu cô gái trày da tróc vẩy chiến đấu giành vương miện Hoa hậu chỉ để "cứu thế giới", hay nói nhẹ hơn là để làm từ thiện, giúp người nghèo khó, cứu người bệnh tật?
Nếu vì mục đích tốt đẹp đó là chính, liệu các cô gái chân dài có phải bằng mọi giá thi chui tại các cuộc thi quốc tế cấp "ao làng" để hòng mang về một bằng chứng nhận dù là giải phụ? Hay sự thực là họ cố gắng tìm một cái danh để có thể chen chân vào showbiz, tăng giá catse, và cuối cùng chỉ là "kiếm tiền, kiếm xô chậu" như người đẹp Hạ Long Nguyễn Thị Huyền Trang nói?
Nếu vì mục đích tốt đẹp là "cứu thế giới", liệu các cô gái chân dài như Nguyễn Thị Thành có phải bằng mọi giá thi chui tại các cuộc thi quốc tế để hòng mang về một danh hiệu dù chính hay phụ?
Hoa hậu Phạm Hương là điển hình cho mẫu người đẹp không ngại "chai mặt" đi chinh chiến tại nhiều đấu trường nhan sắc cho đến khi có được thành công. Nói Phạm Hương đi thi để làm từ thiện ư? Sẽ chẳng ai tin đâu.
Dù rằng khi đội lên đầu chiếc vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam danh giá, cô đã dành nhiều thời gian và tiền bạc cho các hoạt động xã hội thiện nguyện. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc đó là mục đích chính của cô khi đi thi Hoa hậu. Càng không đồng nghĩa với việc cô coi đó là mục đích chính của cuộc đời.
Dù rằng khi đội lên đầu chiếc vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam danh giá, Phạm Hương đã dành nhiều thời gian và tiền bạc cho các hoạt động xã hội thiện nguyện. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc đó là mục đích chính của cô khi đi thi Hoa hậu.
Còn điều mà ai cũng nhìn thấy, thí sinh Huyền Trang nhìn thấy và cả Ban giám khảo Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 nhìn thấy, đó là Phạm Hương đã trở nên nổi tiếng, đắt show và kiếm được rất nhiều tiền kể từ lúc đăng quang. Phạm Hương rõ ràng đã truyền cảm hứng cho hàng triệu cô gái trẻ, nhưng đầu tiên và trên hết là vì cô nổi tiếng và giàu có.
Phạm Hương rõ ràng đã truyền cảm hứng cho hàng triệu cô gái trẻ, nhưng đầu tiên và trên hết là vì cô nổi tiếng và giàu có.
Chưa có một khảo sát hay thống kê nào về việc các Hoa hậu, Á hậu, Hoa khôi, Á khôi dành bao nhiêu phần trăm số tiền kiếm được nhờ danh hiệu nhan sắc vào việc "cứu thế giới". Nếu có thì sẽ dễ dàng kết luận xem họ đi thi Hoa hậu là vì điều gì.
Xong, nhìn bằng mắt thường, không khó để thấy, kể cả những Hoa hậu nổi tiếng là làm từ thiện tích cực nhất như Đặng Thu Thảo, Đặng Ngọc Hân, Nguyễn Thu Thủy... thì việc từ thiện cũng chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống của họ.
Điều đáng nói là, chưa từng có một Hoa hậu, Hoa khôi nào ở Việt Nam sau khi đăng quang mà khởi động một chương trình xã hội thiện nguyện dài hơi của cá nhân mình thay cho việc đi từ thiện theo lịch trình sắp sẵn của Ban tổ chức cho đến hết nhiệm kì.
Danh tiếng, sức lan tỏa của chiếc vương miện lớn lắm chứ. Nhưng họ dùng phần lớn sức mạnh ấy vào việc gì đó, chứ không phải dành cho công việc cộng đồng vốn đòi hỏi rất nhiều thời gian, rất nhiều nỗ lực, rất nhiều tâm huyết và rất nhiều sự chân thành.
Thì cứ nhìn xem, hầu hết các người đẹp đi thi Hoa hậu đều chuẩn bị một bộ hồ sơ đẹp các thành tích hoạt động thiện nguyện của họ, nhưng bao nhiêu cô gái tiếp tục hoạt động thiện nguyện đang dang dở ấy sau khi đấu trường nhan sắc khép lại?
Dĩ nhiên, không ai bắt các Hoa hậu phải đi "cứu thế giới". Không ai bắt những bông hoa sắc nước hương trời phải cống hiến sắc đẹp và tâm hồn cho những công việc không sinh lời. Họ cứ việc kiếm xô chậu, cứ việc kiếm danh tiếng, cứ việc kiếm thứ hạng trong làng giải trí, cứ việc kiếm tiền. Đó là nhu cầu chính đáng và quyền lợi chính đáng của họ.
Và hầu hết các người đẹp khi đã đạt được nhu cầu chính đáng ấy, họ đều biết chia sẻ những gì họ có được cho những người cần được giúp đỡ và chia sẻ. Đó là một mục đích phái sinh tốt đẹp. Do đó, không có lý do gì phải đôn mục đích phái sinh đó thành mục đích chính để khiến các thí sinh đang trên con đường tìm kiếm danh hiệu nhan sắc chịu sức ép mà phải nói những điều giả dối.
Hầu hết các người đẹp khi đã đạt được nhu cầu chính đáng ấy, họ đều biết chia sẻ những gì họ có được cho những người cần được giúp đỡ và chia sẻ. Đó là một mục đích phái sinh tốt đẹp.
"Sắc đẹp vì mục đích cao cả", câu slogan của Hoa hậu Thế giới xét cho cùng cũng chỉ là khẩu hiệu để trốn tránh các cuộc biểu tình phản đối thi hoa hậu ngay một dâng cao ở các nước châu Âu mà thôi.
Chỉ cần các cuộc thi sắc đẹp tìm ra Sắc Đẹp, vì duy nhất mục đích Đẹp mà không có sự can dự của các yếu tố ngầm hay kiếm rating đã là một vinh dự cho các cô gái đi thi và là niềm vui của công chúng rồi. Đừng bắt các cô gái đẹp phải gánh thêm trách nhiệm "mục đích cao cả". Cái Đẹp thực sự sẽ "cứu thế giới" theo một cách riêng mà không nhất thiết phải hô thật to và vang.