Đại tướng của Nguyễn Ánh tự nguyện tay không dâng thành cho Trần Quang Diệu

Gohan |

Không chỉ sót lại những dấu ấn của triều Tây Sơn hay sau này là cả nhà Nguyễn, thành Đồ Bàn còn được biết đến với những vết tích của người Chăm-pa.

Tượng sư tử đá mang kiến trúc Chăm-pa, những lớp tường thành đá ong, ngôi đình mang kiến trúc triều Nguyễn. Có thể thấy kiến trúc của nhiều thời kỳ tạo nên sự phong phú và nét đặc trưng của di tích này. Vậy những triều đại nào đã từng tồn tại ở đây?

Đại tướng của Nguyễn Ánh tự nguyện tay không dâng thành cho Trần Quang Diệu - Ảnh 1.

Kiến trúc trang trí khi di tích.

Đồng tiền thời vua Quang Trung, Cảnh Thịnh; đạn chì thời Tây Sơn; ấn vua Cảnh Thịnh... đó là những hiện vật thời Tây Sơn được tìm thấy tại thành Hoàng Đế. Qua nhiều lần khai quật đã lộ rõ các bằng chứng về thời Thái Đức Nguyễn Nhạc đã phát triển trên đất này.

Bà Nguyễn Thị Nhân - Chuyên viên nghiên cứu bảo tàng tỉnh Bình Định cho biết: "Sau khi Nguyễn Nhạc lên ngôi năm 1776 thì năm 1778 ông đã xây dựng thành Hoàng Đế trên nền thành Đồ Bàn xưa. Và từ đây vương triều Tây Sơn dưới thời Thái Đức hoàng đế cai quản khu vực từ Phú Xuân đổ vào".

Cụ thể, ông cho xây dựng thành Hoàng Đế rộng hơn, bao gồm 3 vòng: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử cấm thành.

Đại tướng của Nguyễn Ánh tự nguyện tay không dâng thành cho Trần Quang Diệu - Ảnh 2.

Quang cảnh nhìn từ ngoài thành.

Cũng theo bà Nhân, những năm gần đây, bảo tàng Bình Định có phối hợp với các cơ quan, các ngành khai quân trên cả nước và đã 3 lần khai quật ở thành Hoàng Đế. Từ đây, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều hiện vật liên quan đến 3 thời kỳ văn hóa: Chăm-pa, Tây Sơn, triều Nguyễn.

Đại tướng của Nguyễn Ánh tự nguyện tay không dâng thành cho Trần Quang Diệu - Ảnh 3.

Nhà bát giác nơi thờ hai vị tướng.

Thành Hoàng Đế ngày nay là kiến trúc còn tồn tại của triều Nguyễn sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước. Đây là lăng mộ Võ Tánh, một đại tướng dưới trướng Nguyễn Ánh. Ông đã chiếm thành Hoàng Đế sau khi đánh bại quân đội Tây Sơn đóng ở đây. 

Phía trước lăng mộ Võ Tánh là lầu bát giác, nơi thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu - đây là hai nhân vật lịch sử, gán liền với trận chiến chiếm lại thành Hoàng Đế của quân Tây Sơn. Trước khi triều Nguyễn trị vì đất nước năm 1802, thành Hoàng Đế là ngôi thành đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn từ khi dựng cờ khởi binh.

Ông Lê Hoài Lương - nhà nghiên cứu lịch sử Bình Định cho biết: "Võ Tánh biết là đã kiệt sức, đánh không lại quân Tây Sơn rồi nên xin dâng thành và tự thiêu, còn Ngô Tùng Châu thì uống thuốc độc tự tử. Họ chỉ xin tha mạng cho quân lính dưới quyền. Chính việc này khiến Trần Quang DIệu cảm động và cho chôn cất tử tế hai vị tướng này".

Về sau này, khi Nguyễn Ánh đánh bại quân Tây Sơn, chiếm cứ nơi này thì đổi tên thành Thành Bình Định.

Nguồn: Khám phá Việt Nam - VTV

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại