Hiện tại, khối khí lạnh cực mạnh đang hoạt động trên khu vực thảo nguyên Siberia (Nga) đang đạt tới đỉnh điểm với khí áp ghi nhận lúc tối (21/01) đang ở mức 1068 mbar và tới chiều nay ngày 22/01 là đã giảm xuống 1066 mbar.
Mức khí áp tại tâm khối khí lạnh ghi nhận ngày 22/01 là 1066 mbar. Ảnh chụp màn hình
Mức nhiệt độ ở các khu vực xung quanh tâm lõi cũng dao động từ -48 độ C đến -40 độ C.
Xem video:
Nhiệt độ giảm tới âm 65 độ C ở ngôi làng Oymyakon, Nga vào thứ 3 tuần trước. Nguồn: Press.tv
Theo mô hình dự báo trên trang web Windy.com, một trang dịch vụ uy tín thu thập dữ liệu từ radar và các mô hình thời tiết có uy tín trên thế giới thì tới ngày 26/01, khối khí lạnh sẽ tràn xuống nước ta.
Nhưng do di chuyển một khoảng cách rất xa cũng như bị chắn bởi vùng áp thấp phía Tây nên các sóng lạnh có xu hướng suy yếu và lệch ra phía Đông.
Mặc dù vậy, vào ngày 26/01 khi các sóng lạnh tràn xuống nước ta sẽ khiến nhiệt độ khu vực miền Bắc giảm khá mạnh, trời sẽ chuyển rét nhanh chóng, thậm chí có khả năng xảy ra rét đậm tại khu vực đồng bằng vào ngày 27 khi nhiệt độ giảm xuống 11 đến 17 độ C.
Các sóng lạnh sẽ tràn xuống nước ta từ ngày 26 gây giảm nhiệt độ ở khu vực miền Bắc. Ảnh chụp màn hình
Hiện tượng rét hại có thể xảy ra ở vùng núi với mức nhiệt thấp dưới 12-13 độ. Sau đó, các sóng lạnh sẽ tiếp tục tràn xuống khu vực phía Nam ngày 29/01.
Lúc này toàn bộ khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện rét hại trên diện rộng khi nền nhiệt thấp nhất cả ngày lẫn đêm sẽ phổ biến trong khoảng 9-13 độ, vùng núi dưới 8 độ, một số khu vực núi cao có thể xuống thấp dưới 3-5 độ.
Ngoài ra, hiện tượng băng giá còn có thể xuất hiện ở nhiều nơi ở Bắc Trung Bộ khi mức nhiệt trung bình ngày thấp dưới 15 độ C. Đối với vùng biển Vịnh Bắc Bộ và Bắc Biển Đông, do ảnh hưởng của khối khí lạnh từ ngày 26/01.
Tại đây sẽ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, độ cao sóng từ 2.5-3.5m sau đó cường độ sóng gió tại Vịnh Bắc Bộ giảm dần từ ngày 27. Nhưng đến ngày 29/01 có xu hướng mạnh trở lại kéo dài trong 1 đến 2 ngày sau đó.
Nguồn: Windy.com