Điểm danh một số hệ thống TLPK Hải quân hiện đại của phương Tây

ĐTN |

Không chịu thua kém Mỹ, Hải quân nhiều quốc gia phương Tây đã nghiên cứu và chế tạo cho riêng mình những hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu có năng lực chiến đấu rất cao.

1. Pháp

1.1. Aster 15/30

Điểm danh một số hệ thống TLPK Hải quân hiện đại của phương Tây - Ảnh 1.

Tên lửa Aster 15

Gia đình tên lửa phòng không phóng thẳng đứng Aster, bao gồm Aster 15 và Aster 30. 

Tên gọi "Aster" bắt nguồn từ cung thủ Hy Lạp thần thoại mang tên Asterion. Aster được sản xuất bởi Eurosam, một tập đoàn Châu Âu bao gồm MBDA Pháp, MBDA Ý (kết hợp 66%) và Thales (33%).

Tên lửa Aster được thiết kế để đánh chặn các mối đe dọa trên không, chẳng hạn như tên lửa hành trình chống hạm siêu âm ở độ cao rất thấp (Sea-skimming), máy bay hoặc tên lửa siêu cơ động.

Điểm danh một số hệ thống TLPK Hải quân hiện đại của phương Tây - Ảnh 2.

Tên lửa Aster 30

Thông số kỹ thuật cơ bản:

Chiều dài: 4,2 m (Aster 15)/ 4,9 m (Aster 30); Đường kính: 180 mm; Trọng lượng: 310 kg (Aster 15)/ 450 kg (Aster 30).

Tầm bắn: 30 km (Aster 15)/ 120 km (Aster 30); Trần bay: 13 km (Aster 15)/ 20 km (Aster 30).

Tốc độ tối đa: Mach 3,5 (Aster 15)/ Mach 4,5 (Aster 30).

Cơ chế dẫn đường: quán tính liên kết dữ liệu và đầu dẫn radio chủ động. Kiểu đầu đạn: nổ phá mảnh định hướng.

1.2. VL MICA

Điểm danh một số hệ thống TLPK Hải quân hiện đại của phương Tây - Ảnh 3.

Minh họa hệ thống VL MICA

VL MICA là phiên bản tên lửa phòng không phóng từ tàu chiến của tên lửa không đối không MICA do tập đoàn MBDA chế tạo.

Tên lửa được thiết kế để đánh chặn các mối đe dọa trên không, chẳng hạn như tên lửa hành trình chống hạm siêu âm ở độ cao rất thấp (Sea-skimming), máy bay hoặc tên lửa siêu cơ động.

Thông số kỹ thuật cơ bản:

Chiều dài: 3,1 m; Đường kính: 160 mm; Trọng lượng: 112 kg.

Tầm bắn: 20 km; Trần bay: 11 km; Tốc độ tối đa: Mach 3.

Cơ chế dẫn đường: đầu dẫn radar chủ động (MICA EM) hoặc đầu dò hồng ngoại (MICA IR). Kiểu đầu đạn: nổ phá mảnh.

1.3. Crotale

Điểm danh một số hệ thống TLPK Hải quân hiện đại của phương Tây - Ảnh 4.

Một module tác chiến của hệ thống Crotale

Crotale là một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn hoạt động trong mọi thời tiết, có nhiệm vụ ngăn chặn các tên lửa chống hạm bay thấp cũng như máy bay. Nó được phát triển bởi Thomson CSF Matra và tồn tại 2 phiên bản mặt đất cũng như trên tàu chiến.

Thông số kỹ thuật cơ bản:

Chiều dài: 2,35 m; Đường kính: 165 mm; Trọng lượng: 76 kg; Tầm bắn: 16 km; Trần bay: 9 km; Tốc độ tối đa: 1.200 m/s.

Cơ chế dẫn đường: sử dụng đầu dẫn radar bán chủ động hoặc đầu dò hồng ngoại hoặc quang điện tử. Kiểu đầu đạn: nổ phá mảnh định hướng.

1.4. Mistral

Điểm danh một số hệ thống TLPK Hải quân hiện đại của phương Tây - Ảnh 5.

Mistral trên bệ phóng Sadral

Mistral là tên lửa phòng không vác vai do MBDA phát triển và được tích hợp trên tàu chiến trong các bệ phóng Simbad hoặc Sadral.

Thông số kỹ thuật cơ bản:

Chiều dài: 1,86 m; Đường kính: 90 mm; Trọng lượng: 18,7 kg; Tầm bắn: 6 km; Tốc độ tối đa: 800 m/s.

Cơ chế dẫn đường: đầu dò hồng ngoại. Kiểu đầu đạn: nổ mạnh với những viên bi tungsten.

2. Anh

2.1. Sea Dart

Điểm danh một số hệ thống TLPK Hải quân hiện đại của phương Tây - Ảnh 6.

Ray phóng đôi của tên lửa Sea Dart

Sea Dart hoặc GWS30 là một hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu của Anh do Hawker Siddeley Dynamics thiết kế và chế tạo bởi British Aerospace từ năm 1977.

Nó được trang bị cho tàu khu trục Type 42 (Anh và Argentina), tàu khu trục Type 82 cũng như tàu sân bay Invincible của Hải quân Hoàng gia Anh. Sea Dart đã có 9 thành tích bắn hạ mục tiêu trong chiến đấu, bao gồm 6 máy bay, 2 trực thăng và 1 tên lửa.

Thông số kỹ thuật cơ bản:

Chiều dài: 4,4 m; Đường kính: 420 mm; Trọng lượng: 550 kg; Tầm bắn: 150 km; Trần bay: 10 km; Tốc độ tối đa: Mach 2.

Cơ chế dẫn đường: sử dụng đầu dẫn radar bán chủ động và mục tiêu được chiếu xạ bởi radar Type 909. Kiểu đầu đạn: nổ phá mảnh.

2.2. Sea Wolf

Điểm danh một số hệ thống TLPK Hải quân hiện đại của phương Tây - Ảnh 7.

Phiên bản Sea Wolf phóng thông thường GWS-25

Sea Wolf là hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu của Anh được thiết kế và chế tạo bởi British Aerospace Dynamics. Nó là vũ khí phòng thủ điểm có vai trò như lớp bảo vệ cuối cùng để chống lại tên lửa đối hạm bay ở độ cao rất thấp và máy bay chiến thuật.

Hải quân Anh sản xuất 2 phiên bản Sea Wolf gồm phóng thông thường GWS-25 (CLSW) và phóng thẳng đứng GWS-26 (VLSW).

Điểm danh một số hệ thống TLPK Hải quân hiện đại của phương Tây - Ảnh 8.

Phiên bản Sea Wolf phóng thẳng đứng GWS-26

Thông số kỹ thuật cơ bản:

Chiều dài: 1,9 m; Đường kính: 300 mm; Trọng lượng: 82 kg; Tầm bắn: 10 km; Trần bay: 3 km; Tốc độ tối đa: Mach 3.

Cơ chế dẫn đường: Hệ thống dẫn đường tự động bằng đường ngắm thẳng (ACLOS). Kiểu đầu đạn: nổ phá mảnh định hướng.

3. Israel

Barak-1

Điểm danh một số hệ thống TLPK Hải quân hiện đại của phương Tây - Ảnh 9.

Tên lửa Barak-1

Barak-1 là tên lửa phòng thủ điểm của Hải quân Israel, dùng để bảo vệ tàu chiến khỏi tên lửa chống hạm, máy bay, trực thăng, UAV…

Thông số kỹ thuật cơ bản:

Chiều dài: 2,1 m; Đường kính: 170 mm; Trọng lượng: 98 kg; Tầm bắn: 12 km; Trần bay: 5,5 km; Tốc độ tối đa: Mach 2,1.

Cơ chế dẫn đường: Hệ thống radar dẫn đường bằng đường ngắm thẳng (CLOS); Kiểu đầu đạn: nổ phá mảnh.

4. Nam Phi

Umkhonto

Điểm danh một số hệ thống TLPK Hải quân hiện đại của phương Tây - Ảnh 10.

Gia đình tên lửa Umkhonto

Umkhonto là một gia đình tên lửa phòng không tầm ngắn đến tầm trung hiện đại được sản xuất bởi Denel Dynamics của Nam Phi (trước đây gọi là Kentron). Các tên lửa và hệ thống liên quan được cung cấp như một nhóm vũ khí tích hợp dễ dàng vào tàu hải quân hoặc các hệ thống phòng không mặt đất.

Umkhonto có thể chống lại một loạt các mối đe dọa trên không, chẳng hạn như: máy bay chiến đấu (cánh cố định hoặc trực thăng), tên lửa chống hạm, tên lửa chống bức xạ, UAV hoặc tên lửa hành trình siêu âm.

Khi kết hợp với tổ hợp radar phòng không theo dõi, giám sát, hướng dẫn hiện đại và đa chức năng, hệ thống tên lửa Umkhonto có khả năng đồng thời tham chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc.

Umkhonto có sẵn 3 phiên bản, dẫn đường bằng hồng ngoại tầm ngắn (Umkhonto-IR), dẫn đường bằng hồng ngoại tầm trung (Umkhonto-ER-IR) và phiên bản dẫn đường bằng radar tầm trung (Umkhonto-R).

Thông số kỹ thuật cơ bản:

Chiều dài: 3,32 m; Đường kính: 180 mm; Trọng lượng: 130 kg.

Tầm bắn: 20 km (Umkhonto-IR)/ 30 km (Umkhonto-ER-IR)/ 60 km (Umkhonto-R).

Trần bay: 8 km (Umkhonto-IR)/ 12 km (Umkhonto-ER-IR)/ 15 km (Umkhonto-R).

Tốc độ tối đa: Mach 2.

Cơ chế dẫn đường: dẫn đường bằng hồng ngoại (Umkhonto-IR, Umkhonto-ER-IR); liên kết dữ liệu cập nhật tham số mục tiêu, radar bắn và quên (Umkhonto-R). Kiểu đầu đạn: nổ phá mảnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại