Đây là "thảm họa" làm lệch cả trục Trái Đất, dịch chuyển cực Bắc về phía nước Anh

Hoa Hướng Dương |

Biến đổi khí hậu - thảm họa sánh ngang bom hạt nhân, có thể gây ra những tác động nằm ngoài khả năng tưởng tượng của con người.

Biến đổi khí hậu gây lệch trục của Trái Đất và thay đổi cả vận tốc quay

Mặc dù biến đổi khí hậu hay sự ấm lên toàn cầu đều đang thể hiện những tác động đáng sợ, khôn lường đối với con người trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, vượt ra ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, sự ấm lên này còn có thể làm lệch cả trục Trái Đất hay kéo Bắc Cực và Anh gần lại với nhau.

Đây là thảm họa làm lệch cả trục Trái Đất, dịch chuyển cực Bắc về phía nước Anh - Ảnh 1.

Hướng cực từ và tốc độ quay của Trái Đất thay đổi do biến đổi khí hậu. Ảnh NASA Jet Propulsion Laboratory.

Đó là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà nghiên cứu của NASA công bố trên tạp chí Science Advances. Theo đó, sự ấm lên sẽ dẫn tới những thay đổi lớn trong độ nghiêng và tác động cả chuyển động quay của Trái Đất quay trục của mình.

Dựa vào dữ liệu từ vệ tinh và chuyển động của nguồn nước trên hành tinh, các nhà khoa học của NASA đã giải mã 2 bí ẩn lớn của sự quay của Trái Đất.

Nhà nghiên cứu Surendra Adhikari tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion Lab của NASA cho hay: "Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và đo đạc chuyển động vùng từ cực và độ lệch của nó từ năm 1899. Theo đó, cực từ đã dịch chuyển về phía nước Anh và ngày càng rõ ràng".

Sự dịch chuyển này nhanh gấp đôi so với thế kỷ 20 với vận tốc 17cm/năm kể từ năm 2000, không chỉ tốc độ mà cả hướng đến của nó cũng thay đổi từ vịnh Hudson (Canada) sang phía Isles (một quần đảo của Anh).

Không chỉ làm lệch trục Trái Đất mà một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) dẫn đầu bởi giáo sư địa lý Jerry X. Mitrovica còn chỉ ra sự ấm lên toàn cầu khiến cho tốc độ quay của Trái Đất chậm lại.

Kết quả nghiên cứu cho biết, kể từ năm 500 TCN thì Trái Đất đã quay chậm lại 16.000 giây (4,5 giờ). Và Trái Đất sẽ có mỗi ngày dài hơn 1,7 mili giây so với trước đây.

Giáo sư Jerry X. Mitrovica cho biết: "Chính sự gia tăng mực nước biển và băng tan đã làm thay đổi sự quay (trục quay và cả vận tốc) của Trái Đất chứ không chỉ đơn thuần làm tăng hạn hán, bão lũ".

Giáo sư khoa học Trái Đất Jonathan Overpeck tại Đại học Arizona (Mỹ), người không liên quan tới nghiên cứu cho hay đây có thể là sự thay đổi và tác động lớn chưa từng thấy mà biến đổi khí hậu gây ra cho con người trên hành tinh.

Và ngược lại cũng là tác động lớn chưa từng thấy mà con người có thể gây ra đối với Trái Đất.

Tại sao lại có sự thay đổi này?

Đây là thảm họa làm lệch cả trục Trái Đất, dịch chuyển cực Bắc về phía nước Anh - Ảnh 2.

Sự thay đổi phân bố trọng lượng nước và băng là hai nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này. Ảnh National Geographic.

Đồng tác giả nghiên cứu - nhà khoa học NASA Eirk Ivins cho biết thêm về nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi trục và vận tốc quay của Trái Đất:

"Sông băng Greenland đã mất đi trung bình 600 tỷ tấn băng mỗi năm kể từ năm 2003 và điều này ảnh hưởng tới sự di chuyển của cực Bắc, làm cho Trái Đất rơi vào trạng thái lắc lư".

Thực tế, sự lắc lư khi quay (giống như con quay khi quay quanh trục) là điều không hề mới mẻ và là điều tồn tại từ khi Trái Đất hình thành, thế nhưng giờ đây, chính sự phân bố trọng lượng băng hay nước thay đổi do biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu đã làm quá trình này chịu ảnh hưởng lớn.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn tiếp tục theo dõi sự thay đổi vị trí của cực từ Trái Đất như một thước đo của sự tác động mà biến đổi khí hậu gây ra đối với Trái Đất.

Bài viết được dịch từ nguồn: Independent.co.uk, Nasa.gov, Theguardian.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại