Đẫm máu tại Yemen: Cảnh báo quân đội Mỹ trước thực lực Iran?

An Bình |

Việc yêu cầu Mỹ can dự quân sự trực tiếp vào cuộc chiến tại Hodeida - thành phố cảng quan trọng của Yemen có thể kéo theo một loạt vấn đề quan ngại đối với Washington.

Trong khi các tên lửa và pháo kích của liên minh do Saudi dẫn đầu đang đổ bộ vào Yemen, nhiều chuyên gia nói rằng, việc yêu cầu Mỹ can dự quân sự trực tiếp vào cuộc chiến tại Hodeida - thành phố cảng quan trọng của Yemen có thể kéo theo một loạt vấn đề quan ngại đối với Mỹ.

Liên minh do Saudi dẫn đầu, ủng hộ chính phủ lưu vong Yemen, đã khai màn một cuộc tấn công ác liệt vào ngày thứ Tư tại Hodeida, hãng tin AP cho biết. Đây là cuộc tấn công lớn nhất trong cuộc chiến kéo dài nhiều năm tại Yemen và nhắm vào điểm nhập cảnh chính hàng hóa, thực phẩm vào nước này, theo AP.

Đẫm máu tại Yemen: Cảnh báo quân đội Mỹ trước thực lực Iran? - Ảnh 1.

Cảng Hodeida là nơi hàng hóa viện trợ nhập cảnh Yemen và từ đó tới tay người dân nước này.

Cuộc tấn công vào cảng Biển Đỏ trên nhằm đẩy lùi nhóm Hồi giáo Shiite Houthis- được cho là có liên quan đến Iran. Houthis đã kiểm soát Hodeida từ năm 2015. Dù chiến thắng của liên quân Saudi có thể phá vỡ thế bế tắc lâu dài của cuộc nội chiến, nhưng có thể mở ra một cuộc chiến du kích kéo dài gây thương vong nặng nề.

Phản ứng Mỹ trước đề xuất can dự Yemen

Ít nhất một tuần trước cuộc tấn công hôm thứ Tư, các nhà lãnh đạo liên minh trên đã yêu cầu Mỹ tăng cường hỗ trợ. Washington hiện cũng đã giúp đỡ, nhưng theo các quan chức quốc phòng, chỉ để xác định các mục tiêu của kẻ thù nhằm tránh thương vong liên quan.

Ngày 13/6, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc nhắc lại rằng Hoa Kỳ đã cung cấp các thông tin xác định mục tiêu cho liên minh Saudi, cũng như tiếp nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu của họ, nhưng không tham gia vào các hoạt động quân sự tại cảng Hodeida.

"Chúng tôi không cung cấp bất kỳ hỗ trợ bổ sung nào cho các hoạt động quân sự của liên minh Saudi", phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Adrian Rankine Galloway nói với AP.

Tuy nhiên, khi cuộc xung đột đang diễn ra, với sự liên quan phức tạp nhiều bên, từ Houthis, liên minh Saudi/UAE, al-Qaida, ISIS và những người khác tại Yemen, nhiều thông tin đang nổi lên rằng, chính quyền của ông Trump đang xem xét hỗ trợ quân sự trực tiếp để giúp Saudi chiếm được thành phố cảng quan trọng trên.

Mỹ ra tín hiệu Iran

Đó sẽ là một tín hiệu khởi đầu sắc nét cho thấy sự tham gia của Mỹ trong cuộc xung đột Yemen, mà cho đến nay chỉ tập trung vào các hoạt động chống khủng bố và những động thái hạn chế trong việc hỗ trợ vũ trang, hậu cần và thông tin.

Maher Farrukh, một nhà phân tích thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ- từng nghiên cứu về al-Qaida, cho biết yêu cầu của liên minh Saudi không phải là mới, nhưng thời điểm lần này lại trùng với chiến dịch chiếm lấy Hodeida ngay trước khi bất kỳ cuộc đàm phán chính thức nào bắt đầu.

Cảng Hodeida rất quan trọng vì nhiều lý do. Đây là nơi mà khối lượng viện trợ nhân đạo đi qua để tiếp cận những người dân phải di tản bởi chiến tranh. Đây cũng là nơi Houthi được cho là nhập khẩu vũ khí của Iran để chống lại liên minh Saudi.

Do đó, sự hỗ trợ trực tiếp nhằm chiếm lấy thành phố Hodeida từ tay Houthis được xem xét là một dấu hiệu cho thấy chính quyền Mỹ muốn nói với Iran rằng, họ sẽ tham gia, nếu cần thiết, một chuyên gia cho biết.

“Đó là một tín hiệu cho người Iran,” Phillip Smyth đến từ Viện Washington cho hay. “Đó không phải là tín hiệu cho al-Qaeda.”

E sợ thảm họa nhân đạo

Tuy nhiên, chiến dịch hiện tại của liên minh Saudi không nhận được nhiều sự ủng hộ quốc tế, Farrukh nói, vì nhiều lý do. “Tôi biết có rất nhiều mối quan ngại từ phía Mỹ và quốc tế đối với những hậu quả về mặt nhân đạo của chiến dịch trên”.

Nhiều chuyên gia đã gọi cuộc nội chiến Yemen là cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới, khi hàng triệu người phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch, nạn đói và một ổ dịch tả lớn liên quan đến hơn 1 triệu người.

Trước đó, quân đội Mỹ chỉ hỗ trợ liên minh Ả Rập thông qua việc bán vũ khí, chia sẻ tình báo và hậu cần. Họ cũng đã tập trung một cách riêng biệt vào các hoạt động chống khủng bố tại một số khu vực của Yemen, nơi bị Al-Qaida và ISIS kiểm soát.

James Phillips, một chuyên gia cao cấp nghiên cứu về các vấn đề Trung Đông thuộc Tổ chức Di sản, cho biết, đây là điều Mỹ nên tập trung duy trì. "Tôi không chắc họ đang tìm kiếm gì, nhưng tôi nghĩ sẽ là một sai lầm đối với việc Mỹ tham gia vào chiến trường trên bộ tại Yemen," Phillips nói.

"Các máy bay không người lái, giám sát, hỗ trợ hậu cần là ổn, nhưng tôi không nghĩ Hoa Kỳ nên cam kết đưa quân đội Mỹ tới tiền tuyến trong một cuộc nội chiến bế tắc như vậy."

Tuy nhiên, hiện tại, cuộc chiến chống lại Houthis đã làm cạn kiệt nguồn lực của Mỹ trong nhiệm vụ chống khủng bố của liên minh, cả Phillips và Farrukh nói.

Nhiều nguồn lực liên minh, trước đó được sử dụng để chống lại al-Qaida và ISIS ở các vùng khác của Yemen, đã được chuyển hướng đến các hoạt động tại Hodeida, các chuyên gia cho biết.

Phillips và Farrukh lưu ý rằng, cuộc chiến chiếm lấy cảng này có thể gây thiệt hại hoặc phá hủy nó, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo đã khủng khiếp.

Và việc chiếm lấy bất kỳ thành phố nào, với những ví dụ gần đây về chiến dịch Mosul ở Iraq và Marawi ở Philippines, đã có thể cho thấy nó phức tạp hơn điều các nhà lập kế hoạch hình dung ra. "Yemen là một nơi khó khăn để chiến đấu, và những điều như vậy luôn luôn mất nhiều thời gian hơn so với kế hoạch ban đầu," Phillips nói.

Những thiệt hại nghiêm trọng đối với cảng Hodeida khiến việc tiếp cận viện trợ nhân đạo tồi tệ hơn cũng sẽ "trao cho Houthis và Iran một chiến thắng tuyên truyền", Phillips nói.

Một sự tham gia mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ, Smyth nói, sẽ đối đầu với ảnh hưởng của Iran. Dù vậy, sự tham gia đó có thể lại phục vụ cho nhu cầu của Iran, sẽ nói rằng nước Mỹ là một kẻ áp bức hoặc chiếm đóng khu vực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại