Chiến thuật Mỹ-Nga nhắm tới thế trận mới tại Trung Đông

Hồng Nhung |

Ynetnews đưa ra định hướng cho chính sách Trung Đông của Tổng thống Trump và các đàm phán bí mật giữa Israel và các quốc gia vùng Vịnh.

Chính sách Trung Đông của Tổng thống Trump

Tờ New Yorker đưa ra nhận định về chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump đối với Trung Đông. Tờ báo cho rằng, Thủ tướng Nenjamin Netanyahu đang thúc đẩy mối quan hệ với Tổng thống Trump từ trước khi bầu cử Tổng thống Mỹ và đưa ra các thông tin chi tiết liên quan đến quan hệ giữa Israel và các quốc gia Ả rập trong nỗ lực đối phó với Iran.

Chiến thuật Mỹ-Nga nhắm tới thế trận mới tại Trung Đông - Ảnh 1.

Tổng thống Trump

Theo các nhà quan sát, mối quan hệ phức tạp bí mật giữa Israel và các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) liên tục thúc đẩy qua nhiều năm nhưng chưa trọn vẹn. Các căng thẳng giữa Israel và Iran gần đây đã đẩy mối quan hệ các quốc gia Trung Đông gặp nhiều ảnh hưởng.

Theo Nytimes, Israel coi Iran là một mối đe dọa hiện hữu và là mối nguy lớn nhất đối với tương lai của đất nước. Israel đã theo dõi sát sao ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran ở Trung Đông - từ Iraq, Lebanon cho tới Syria và kêu gọi Nga, Mỹ cùng các nước khác hành động. Tuy nhiên, Israel phần lớn đơn thương độc mã khi cố gắng hạn chế sự hiện diện của Iran tại Syria. Trong khi đó, Iran cũng thường xuyên đe dọa Israel. Trong bối cảnh đó, Israel lo lắng rằng khi vị thế của Assad ngày càng trở nên mạnh hơn và Iran sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự có thể giúp họ đối đầu với Israel trong tương lai. Nếu Israel tấn công Iran, họ có thể bị trả đũa bởi Hezbolla và các lực lượng dân quân khác đang hoạt động tại Syria.

Mặc dù Tổng thống Donald Trump luôn chỉ ra ít quan tâm đến Trung Đông, nhưng rõ ràng Mỹ luôn có động thái gần Israel, điều đó thấy rõ kể từ khi Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

“Ông Trump có ít lợi ích trong việc can thiệp vào Trung Đông”, một nhà phân tích cho biết.

Tuy nhiên, mối đe dọa của Iran ai cũng có thể nhìn thấy và các nhà lãnh đạo Trung Đông luôn hướng đến Mỹ tìm cứu cánh đồng thời buộc Tổng thống Trump phải tính đến một chính sách Trung Đông.

Thủ tướng Israel Netanyahu đã liên tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ với ông Trump từ trước lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ. Thủ tướng Israel đã từng cử ông Yossi Cohen, cựu giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài Israel đến Washington vào thời cựu Tổng thống Obama.

Ông Cohen sau đó đã giữ liên lạc với cựu cố vấn an ninh quốc gia về vấn đề Iran Michael Flynn nhằm đảm bảo hai chính quyền Mỹ và Israel thúc đẩy quan hệ chặt chẽ.

Theo ông Adam Entous, tác giả bài báo này cho biết, các cựu tình báo cho biết, chuyến thăm của ông Cohen là một sự vi phạm nghi thức ngoại giao và mục đích của chuyến thăm chỉ để thúc đẩy quan hệ giữa Israel và Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Việc Tổng thống Trump lựa chọn đại sứ Mỹ đến Israel là ông David Friedman – một luật sư người Do Thái chuyên về luật phá sản và đầu tư tài chính vào Bờ Tây cùng nằm trong tính toán.

Ông Netanyahu có thể tự tin rằng, Tổng thống Trump sẽ tìm kiếm lợi ích của mình và đưa ra chính sách Trung Đông khác với thời cựu Tổng thống Obama

Thế trận Nga tại Trung Đông

Đánh giá của ông Entous thuyết phục rằng, các lo lắng của Israel về Iran trong các chương trình vũ khí hạt nhân đã khiến cho quan hệ hai nước trở nên căng thẳng.

Các quan chức Mỹ nghi ngờ ông Netanyahu đã tham gia cuộc gặp bí mật mà trọng tâm là đối phó với thỏa thuận hạt nhân Iran thời cựu Tổng thống Obama”, thông báo cho biết.

Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Họ không nói sự thật cuộc gặp bí mật trước đó giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Đây là điều bí mật đối với công chúng. Đây cũng là một điều trong bí mật từ Mỹ với hai đồng minh thân thiết.“Các cơ quan tình báo Mỹ đã có các cuộc điện đàm với các quan chức UAE và Israel đồng thời hai bên đã có cuộc gặp bí mật tại Cyprus.

Mỹ liên tục cam kết có thái độ cứng rắn đối với Iran. Và các Tiểu vương quốc Ả rập hứa hẹn sẽ giúp người Palestine trong chương trình mới.

“Trong những năm gần đây, Saudi và Emirate liên tục kéo Nga ra khỏi quỹ đạo của Iran bằng việc đầu tư hàng tỷ đôla vào kinh tế Nga. Lý do quan trọng hơn của Thủ tướng Netanyahu và Tổng thống Putin là đảm bảo rằng quân đội Israel có thể hoạt động trong không phận Syria và thực hiện các hoạt động nhằm chấm dứt xung đột tại đây cùng với Nga.

Theo ông Netanyahu, Tổng thống Putin có thể là chìa khóa để khiến Iran rút khỏi Syria.

Chuyên gia Entous cho rằng, Tổng thống Trump sẽ cố gắng giảm căng thẳng với ông Putin, tuy nhiên, các nỗ lực đó chỉ là thúc đẩy động cơ của ông Trump.

Theo các nhà quan sát, mối quan hệ giữa Nga, Israel và Iran không bình thường. Iran và Israel đã từng thề sẽ là kẻ thù. Và Syria nhanh chóng trở thành mặt trận nguy hiểm cho các xung đột leo thang giữa Iran và Israel. Nga và Iran là đồng minh quân sự chính của chính quyền Tổng thống Assad tại Syria. Nếu không có Moscow và Tehran, Syria có thể đã bị “thổi tung” trong quá khứ.

Tuy nhiên, Moscow cũng có quan hệ gần gũi với Israel. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từng là khách mời danh dự trong dịp kỷ niệm Ngày chiến thắng tại Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại