Cứu tinh của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II từng là… phương tiện Mỹ

Hữu Hiển |

Mỹ và Anh đã gửi cho Liên Xô rất nhiều trang thiết bị trong Thế chiến II. Tuy nhiên, trên hết, Hồng quân Liên Xô biết ơn họ vì những chiếc xe tải Studebaker và xe quân sự đa dụng Willys.

Theo trang Russia Beyond, khi Quân đội Đức Quốc xã bắt đầu tấn công Liên Xô vào năm 1941, tình hình vận tải cơ giới trong quân đội Liên Xô gần như thảm khốc. Lực lượng Hồng quân có khoảng 280.000 xe tải, chỉ bằng 1/3 số lượng yêu cầu trong thời chiến.

Cứu tinh của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II từng là… phương tiện Mỹ - Ảnh 1.

Những phương tiện giao thông được gửi ra tiền tuyến. Ảnh: Russia Beyond

Việc huy động ban đầu các phương tiện vận tải từ khu vực dân sự diễn ra vô cùng chậm chạp và hơn nữa khi đến nơi, chúng thường bị hỏng hóc và trang bị không đầy đủ.

Ngoài ra, khi ngành công nghiệp Liên Xô chuyển sang sản xuất khí tài quân sự, không còn đủ năng lực để sản xuất xe tải.

Tình trạng thiếu trầm trọng các loại xe tải GAZ, ZIS và Yag để vận chuyển binh lính và vũ khí, cũng như lương thực và đạn dược, có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm khả năng cơ động của quân đội Liên Xô.

Khi đó Mỹ, Anh và Canada đã đến giải cứu đồng minh của họ. Trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến, những nước này đã gửi cho Liên Xô khoảng 400.000 xe tải, xe đầu kéo, xe quân sự đa dụng và xe lội nước...

Cứu tinh của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II từng là… phương tiện Mỹ - Ảnh 2.

Xe tải GAZ-AA của Liên Xô. Ảnh: Russia Beyond

Theo Russia Beyond, từ năm 1941 cho đến khi chiến tranh Xô-Đức kết thúc (1945), các loại xe tải Chevrolet, Ford, Dodge và Studebaker - xe tải chở hàng chủ lực của Quân đội Mỹ, GMC 'CCKW' (biệt danh là 'Jimmy'), xe đầu kéo Diamond T và các phương tiện khác từ nước ngoài đã được nhập khẩu vào Liên Xô, phục vụ trong lực lượng Hồng quân.

Những chiếc xe tải này rất được lính Hồng quân ưa chuộng vì độ tin cậy: cabin ngồi thoải mái, tránh gió lùa, ngay cả trong cái lạnh của mùa đông; dễ lái, động cơ mạnh mẽ và khả năng đi đường trường tốt.

Cứu tinh của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II từng là… phương tiện Mỹ - Ảnh 3.

Những chiếc xe tải của phương Tây. Ảnh: Russia Beyond

Pavel Gurevich - một trung úy trong một tiểu đoàn súng cối của Hồng quân Liên Xô - nhớ lại: "Những chiếc xe tải ZIS của chúng tôi là loại hai trục và thường bị chết máy khi đường xấu. Tuy nhiên, Studebaker là loại xe chạy trên mọi địa hình, có cả dẫn động cầu trước và cầu sau. Chúng cũng cơ động hơn."

Một người khác, xạ thủ phòng không Pavel Gladkov khẳng định rằng, ngay cả trên mặt đất nhiều đất sét và mưa nhiều, "những chiếc Chevrolet của chúng tôi vẫn di chuyển như những con tàu".

Cứu tinh của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II từng là… phương tiện Mỹ - Ảnh 4.

Pháo phản lực BM-13N trên xe tải Studebaker US6. Ảnh: Russia Beyond

Tuy nhiên, theo Russia Beyond, các phương tiện phương Tây cũng có những nhược điểm.

Động cơ của những chiếc Chevrolet quá yếu để có thể mang theo bệ phóng tên lửa BM-13 'Katyusha' trong điều kiện đường xấu. Hơn nữa, khung của những chiếc xe tải này không thể chịu được trọng lượng của bệ phóng tên lửa.

Một số quân nhân Liên Xô phàn nàn rằng, bánh xe của Ford-6 bắt đầu quay khi có dấu hiệu bùn nhỏ nhất.

Ngoài ra, đặc điểm chung của tất cả các xe tải phương Tây là nhu cầu về nhiên liệu và dầu bôi trơn cao cấp, điều này đã gây ra nhiều vấn đề cho quân đội Liên Xô.

Cứu tinh của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II từng là… phương tiện Mỹ - Ảnh 5.

Xe tải Ford-6. Ảnh: Russia Beyond

Theo Russia Beyond, xe tải Mỹ có số lượng nhiều nhất (khoảng 200.000 chiếc) và phổ biến nhất trong Hồng quân Liên Xô là loại xe Studebaker.

Những chiếc xe này được sử dụng để kéo pháo cỡ nòng lên tới 150 mm, vận chuyển hàng hóa và binh lính, cũng như làm khung cho nhiều hệ thống phóng tên lửa khác nhau.

Lính radar Semyon Brevdo nhớ lại: "Những chiếc xe tải của Liên Xô bị sa lầy trên đường và phải kéo ra khỏi bùn. Chúng tôi thực sự phải nhấc chúng lên vai.

Những chiếc xe tải Studebaker của Mỹ là cứu tinh. Chúng đi kèm với một tời cáp thép phía trên cản trước. Tời được dẫn động bằng động cơ.

Xe tải có thể tự thoát ra miễn là có vật gì đó để gắn đầu cáp chưa cuộn vào và nó cũng có thể kéo bất kỳ chiếc xe tải nào khác ra. Có một hoặc hai chiếc Studebaker trong đoàn là đủ để cứu vãn tình thế."

Cứu tinh của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II từng là… phương tiện Mỹ - Ảnh 6.

Xe tải Studebaker. Ảnh: Russia Beyond

Theo Russia Beyond, trong số các phương tiện quân sự được chuyển giao cho Liên Xô có Willys và Dodge WC-51.

Loại thứ hai ban đầu được dùng để kéo súng dã chiến hạng nhẹ, nhưng khi phục vụ Hồng quân, nó được sử dụng rộng rãi bởi các kỹ sư, lính radar, quân y và lính trinh sát trên chiến trường.

Lực lượng Hồng quân nhận được 52.000 chiếc Willys, nhiều gấp đôi so với 25.000 chiếc Dodge WC-51.

Những chiếc Willys này có thể kéo theo súng chống tăng 45 mm và nhờ tốc độ tốt (105 km/h), khả năng cơ động và kích thước nhỏ gọn, dễ dàng che giấu nên chúng rất được các chỉ huy và đội trinh sát ưa chuộng.

Cứu tinh của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II từng là… phương tiện Mỹ - Ảnh 7.

Xe tải Dodge WC-51. Ảnh: Russia Beyond

Theo Russia Beyond, trong những năm chiến tranh, Liên Xô đã nhận được hơn 3.000 xe lội nước Ford GPA được phát triển từ mẫu Willys tiêu chuẩn.

Quân đội Liên Xô nhận thấy chúng rất hữu ích trong việc tấn công vượt qua nhiều rào cản nước ở Đông Âu, đặc biệt vì thực tế là không có phương tiện quân sự loại này trong biên chế của Hồng quân.

Cứu tinh của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II từng là… phương tiện Mỹ - Ảnh 8.

Xe lội nước Ford GPA. Ảnh: Russia Beyond

Sau khi chiến tranh Xô-Đức kết thúc, phần lớn phương tiện của phương Tây đã được trả lại Mỹ theo các điều khoản của Thỏa thuận "cho vay - cho thuê" (Lend-Lease).

Tuy nhiên, một tỷ lệ nhất định các xe Dodge và Studebaker vẫn được giữ lại ở Liên Xô. Chúng được sử dụng trong quân đội Liên Xô cho đến cuối những năm 1940 và được coi là một phần của nền kinh tế nước này cho đến giữa những năm 1960.

Cứu tinh của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II từng là… phương tiện Mỹ - Ảnh 9.

Xe tải Studebaker trong những năm sau chiến tranh tại Liên Xô. Ảnh: Russia Beyond

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại