Cuộc tấn công ồ ạt vào Nga tạm hoãn: Moscow tung tên lửa vô hiệu hóa "cả bầy" máy bay NATO

Bảo Lam |

Loại tên lửa này không có đối thủ trên TG, vượt trội so với loại tên lửa tương tự của NATO về một loạt các chỉ số. Tầm bắn của nó lên tới 300km, vận tốc ở đoạn cuối lên tới 6M.

Trong bài viết mang tựa đề "Массированный авиаудар по России отменяется: Ракета Р-37М способна ослепить «стаю» самолетов НАТО - Cuộc tấn công ồ ạt nhằm vào Nga tạm hoãn: Tên lửa R-37M có khả năng vô hiệu hóa "một bầy" máy bay NATO", tác giả Vladimir Tuchkov nhận định:

"Lực lượng không quân Nga đang sở hữu tên lửa "không đối không" tầm xa có khả năng tiêu diệt mọi máy bay trên thế giới, bao gồm cả các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5".

Thứ vũ khí mới đáng sợ

Theo thông tin của trang điện tử Strategic Culture, đó là tên lửa R-37M do Phòng Thiết kế "Vympel" chế tạo. Nó đã được trang bị cho tiêm kích MiG-31BM và tiêm kích đa năng Su-35S, thậm chí cả máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 - Su-57.

Loại tên lửa này không có đối thủ trên thế giới, khi vượt trội so với loại tên lửa tương tự của NATO về một loạt các chỉ số. Tầm bắn của nó lên tới 300km, vận tốc ở đoạn cuối quỹ đạo bay tương đương 6M.

Cuộc tấn công ồ ạt vào Nga tạm hoãn: Moscow tung tên lửa vô hiệu hóa cả bầy máy bay NATO - Ảnh 1.

Tên lửa R-37M trưng bày tại Triển lãm MAKS 2013.

Có nghĩa nó là quả tên lửa siêu thanh. Ở Mỹ, người ta đã dự định nâng cấp dòng tên lửa tương tự AIM-120 để có thể sánh ngang với phiên bản của Nga.

Tuy nhiên, phiên bản AIM-120D đang được tích cực trang bị cho lực lượng không quân chiến đấu trong thời gian gần đây chỉ có thể bắn xa tối đa 180km, còn vận tốc tối đa của nó chỉ đạt mức 4M.

Cần phải nói rằng không chỉ Strategic Culture lên tiếng cảnh báo về mối hiểm họa đang gia tăng đột ngột đối với lực lượng không quân Mỹ cũng như NATO khi sản phẩm mới của Phòng Thiết kế "Vympel" xuất hiện.

Mùa hè vừa qua, The National Interest đã cảnh báo về sự thất bại trong chiến lược của không quân Mỹ nhằm hoàn thiện các cuộc tấn công ồ ạt từ trên không.

Những chiến dịch này, với sự tham gia của hàng chục và thậm chí hàng trăm máy bay, nếu lực lượng không quân hỗ trợ hoạt động thiếu nhuần nhuyễn, là điều không thể. Trước tiên, đó là những máy bay tiếp nhiên liệu và máy bay cảnh báo sớm.

Những cỗ máy này được chế tạo trên cơ sở các máy bay dân dụng, là mục tiêu tuyệt vời cho các tên lửa "không đối không", bởi vì chúng di chuyển chậm và rất khó xoay sở.

Tuy nhiên, cả máy bay tiếp nhiên liệu lẫn cảnh báo sớm được bảo vệ rất nghiêm ngặt với lực lượng không quân tiêm kích. Nhưng R-37M có thể được phóng từ một khoảng cách an toàn.

Trong trường hợp lực lượng không quân hỗ trợ bị tê liệt, khả năng triển khai những cuộc không kích ồ ạt là điều không thể thực hiện. Các máy bay oanh tạc B-52, cũng như những máy bay do thám và chống hạm hiện đại "Poseidon" hoàn toàn có thể trở thành mục tiêu "ngon ăn".

Chậm nhưng chắc

Việc thử nghiệm các tên lửa R-37M (tên lửa "không đối không" tầm xa) được bắt đầu vào năm 1988.

Dự án này giậm chân một thời gian dài vì thiếu không chỉ nguồn tài chính vào thập niên 90, mà còn do các doanh nghiệp Ukraine không thể thực hiện các hợp đồng chế tạo và sản xuất hàng loạt phụ tùng của hệ thống dẫn hướng.

Cuộc tấn công ồ ạt vào Nga tạm hoãn: Moscow tung tên lửa vô hiệu hóa cả bầy máy bay NATO - Ảnh 2.

Tiêm kích MiG-31BM phóng tên lửa R-37M.

Phòng Thiết kế "Vympel" đã phải tự thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, một loạt hệ thống khác cũng được hoàn thiện. R-37M được bàn giao cho quân đội vào năm 2014.

Trước tiên, nó được chế tạo cho các máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 trong hệ thống phòng không. Trong quá trình thử nghiệm, quả tên lửa này đã chứng tỏ được khả năng không chỉ đánh chặn các máy bay tiêm kích, mà cả những tên lửa hành trình.

Tên lửa không đối không tầm xa được chế tạo để thay thế R-33, sẽ "giải quyết" các tên lửa "Tomahawk" và những máy bay mang loại tên lửa này. Tuy nhiên, các nhiệm vụ mà R-37M có thể giải quyết rộng hơn nhiều.

Như đã đề cập ở trên, quả tên lửa này có thể sử dụng một cách hiệu quả để đánh chặn không chỉ các tên lửa và máy bay xâm nhập không phận quốc gia, mà cả trong các trận không chiến tầm xa.

Còn gì thú vị nữa trong quả tên lửa này ngoài tầm bắn kỷ lục? Động cơ tiết kiệm 2 cơ chế. Ở giai đoạn hành tiến, nó có thể giữ vận tốc khoảng 2-3M. Sau khi đầu đạn tự dẫn hướng khóa được mục tiêu, cơ chế tăng tốc được kích hoạt giúp nó đạt được vận tốc lên tới 5-6M.

Một câu hỏi hoàn toàn tự nhiên được đặt ra:

Làm thế nào để hệ thống radar của chiếc máy bay mang tên lửa không đối không tầm xa phát hiện được mục tiêu ở khoảng cách 300km nếu mục tiêu đó không phải là chiếc máy bay ném bom hoặc tiếp nhiên liệu với vùng tán xạ hiệu quả lớn, mà là tên lửa hành trình với vùng tán xạ hiệu quả chỉ ở mức 0,1m2 hoặc máy bay tàng hình?

Câu trả lời là ở chỗ chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-31BM sử dụng tham số từ hệ thống radar tích hợp, kết nối thành mạng của radar cảnh giới nhìn vòng và radar của các tổ hợp tên lửa phòng không.

Ngoài ra, các máy bay cảnh báo sớm cũng có thể tham gia phát hiện và theo dõi mục tiêu. Bởi vậy, chiếc máy bay khi tiếp nhận tham số về vị trí, vận tốc và hướng bay của mục tiêu, sẽ phóng quả tên lửa vào khu vực hiện diện của mục tiêu mà không cần nhìn thấy nó qua hệ thống radar của mình.

Nói chung, các mục tiêu cỡ lớn với vùng tán xạ hiệu quả ở mức 100m2, thì các máy bay trang bị R-37M có khả năng tự phát hiện và phóng tên lửa về phía mục tiêu. Phần lớn lộ trình bay của quả tên lửa được thực hiện dưới hệ thống điều khiển quán tính.

Bên cạnh đó, có thể thực hiện điều chỉnh đường bay bằng sóng vô tuyến để thay đổi hướng hoặc chiều cao của quả tên lửa. Đến một khoảng cách nhất định cách mục tiêu (chỉ số này vẫn được giữ kín), đầu đạn tự dẫn hướng radar chủ động sẽ khóa mục tiêu.

Cuộc tấn công ồ ạt vào Nga tạm hoãn: Moscow tung tên lửa vô hiệu hóa cả bầy máy bay NATO - Ảnh 4.

Tiêm kích tàng hình Su-57 mang tên lửa R-37M (ngoài cùng bên cánh trái).

Có thể phát sinh thêm một câu hỏi: Vậy hệ thống radar của quả tên lửa mà được coi là yếu hơn hệ thống radar mặt đất làm cách nào để phát hiện "máy bay tàng hình"? Vấn đề ở chỗ chiếc máy bay có khả năng tàng hình tối đa nếu hệ thống radar quét nó trực diện.

Nếu giao diện quét dịch chuyển thì khả năng tàng hình giảm đáng kể. Bởi vậy cả những máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 cũng có thể trở thành con mồi của các tên lửa không đối không tầm xa "Strela" (Mũi tên).

Tuy nhiên cần phải thừa nhận rằng các tác giả bài viết trên Strategic Culture hơi nóng vội khi tuyên bố rằng R-37M có khả năng bắn hạ mọi máy bay trên thế giới. Đương nhiên vẫn có những hạn chế. Và nó xuất phát từ những tính năng động lực học của quả tên lửa.

Nó có khả năng đánh chặn những mục tiêu mà bay lượn với độ quá tải 8G. Nhưng các máy tiêm kích hiện đại có chỉ số quá tải khi bay lượn đạt tới 9G hoặc hơn.

Dù không phải tất cả các máy bay. Ở đây mọi thứ phụ thuộc vào trình độ của phi công lái tiêm kích, anh ta phải thể hiện kỹ năng tốt bởi vì đây là quả tên lửa siêu thanh.

Tuy nhiên, cả các máy bay oanh tạc lẫn tiếp nhiên liệu, cả cảnh báo sớm lẫn trung tâm chỉ huy, cả máy bay do thám - quả tên lửa này đều có thể đánh chặn mà không phải mất nhiều sức. Bên cạnh đó, đầu đạn tự dẫn hướng mục tiêu của nó có khả năng chịu nhiễu sóng tốt.

Chiều dài quả tên lửa - 4,06m; bán kính - 0,38m; độ sải cánh - 0,72m; độ sải của cánh lái - 1,02m. Trọng lượng - 510kg. Trọng lượng của đầu đạn công phá - 60kg. Vận tốc - 6M. Tầm bắn - hơn 300km. Độ cao bắn hạ mục tiêu - từ 15m đến 25000m. Độ quá tải bay lượn của các mục tiêu - 8G.

Cùng với đó, Phòng Thiết kế "Novator" đang nghiên cứu thêm một tên lửa tầm bắn xa hơn - KS-172. Tầm bắn của nó sẽ phải đạt 400km.

Thực ra, số phận của nghiên cứu này chưa rõ ràng. Dự án được khởi động vào năm 1991. Hệ thống điều khiển giống như của R-37M. Trần tối đa tiêu diệt mục tiêu lên tới 30km.

Công tác nghiên cứu bị tạm dừng hồi giữa thập niên 90 do thiếu tiền, và tên lửa R-37 đã được thử nghiệm thành công (không có ký hiệu "M"). Có nghĩa là người ta đã quyết định tiếp tục phát triển dòng tên lửa mà chứng tỏ được tính ổn định cao qua các cuộc thử nghiệm.

Vào những năm 2000, đã tìm được nguồn tài chính - Ấn Độ, quốc gia cần tên lửa siêu tầm xa cho các máy bay tiêm kích của mình. Sau thời gian gián đoạn, ngoại hình của quả tên lửa đã được thay đổi nhiều.

Người ta đặc biệt quan tâm đến quả tên lửa mới vào cuối những năm 2000 do nhu cầu nghiên cứu chế tạo tổ hợp vũ khí chính xác cao dành cho máy bay tiêm kích tàng hình Su-57 (khi đó nó được gọi là PAK-FA) và đã tiến hành một vài cuộc thử nghiệm.

Dự án sẽ kết thúc bằng gì và khi nào là điều hoàn toàn chưa rõ do kinh tế Nga đang gặp phải nhiều vấn đề. Và khi đã sở hữu quả tên lửa không đối không tầm xa thì chi thêm tiền để có được một quả tên lửa tương tự nhưng bắn xa hơn 100km là điều bất hợp lý.

Thực tế, Phòng Thiết kế "Novator" khẳng định rằng quả tên lửa của họ sẽ có khả năng đánh chặn các mục tiêu cơ động với độ quá tải 12G. Và đây là một bước tiến đáng kể. Chỉ cần khẳng định chính xác chỉ số này tại các cuộc thử nghiệm. Nhưng vấn đề này lại không hề đơn giản như thế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại