"Cuộc chơi" chiến lược nguy hiểm của hạm đội tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc vừa bắt đầu

Bảo Lam |

Chuyến viếng thăm của tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc mang tên "Shan" tới Karachi mới đây đã thể hiện rõ tham vọng vươn ra biển xa mà cụ thể ở đây là kiểm soát biển Ả Rập.

Tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc bắt đầu "vùng vẫy"

Từ tháng 4 đến hết tháng 6/2016, đã diễn ra một chuyến hải trình dài ngày khá bất thường của một trong những chiếc tàu ngầm nguyên tử đa năng thuộc đề án 093 "Shan" (Type-093) của Trung Quốc có trang bị ngư lôi và tên lửa chống hạm tầm xa.

Cuộc chơi chiến lược nguy hiểm của hạm đội tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc vừa bắt đầu - Ảnh 1.

Ảnh: Tàu ngầm nguyên tử đa năng đề án 093 "Shan" tại cảng Karachi

Theo thông tin của các phương tiện truyền thông Ấn Độ, chiếc tàu ngầm này "xuất đầu lộ diện" tại thương cảng Karachi (Pakistan) cùng với sự hộ tống của một vài chiếc tàu tiếp tế. Những bức ảnh chiếc tàu ngầm này đã được các vệ tinh thương mại với ống kính độ phân giải cao ghi lại.

Được biết rằng "Shan" rời quân cảng Ngọc Lâm, một trong những quân cảng lớn nhất của hạm đội tàu ngầm trên đảo Hải Nam, vào khoảng giữa tháng 4/2016, sau đó nó đi ngang qua Singapore, và đi vào Ấn Độ Dương hôm 19-20/4/2016 qua eo biển Malacca.

Trong vòng 1 tháng, chiếc tàu ngầm nguyên tử đa năng cùng với đoàn hộ tống đã từ từ di chuyển trên Ấn Độ Dương, và, vượt qua Sri Lanka và biển Laccadiv để tiến thẳng tới biển Ả Rập, nơi mà nó ghé thăm cảng Karachi của Pakistan.

Tại đây, chiếc tàu ngầm này đã buông neo từ ngày 19 đến hết 26/4 để rồi sau đó rời cảng tới lãnh hải Oman (bán đảo Ả Rập) và Somali. Khi tới gần lãnh hải Châu Phi, "Shan" vòng xuống hướng nam và tới ngày 15/6 đã rời Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca. Các phương tiện truyền thông Ấn Độ chỉ đăng tải thông tin này 7 tháng sau đó.

Được biết, chiếc tàu ngầm này được máy bay chống hạm, săn ngầm tầm xa của lực lượng Hải quân Ấn Độ P-8I "Poseidon" theo sát. Người Ấn Độ còn tuyên bố rằng, "Shan" có tiếng ồn lớn hơn rất nhiều so với các tàu ngầm nguyên tử đa năng của Nga và Mỹ.

Trên trang thông tin điện tử của kênh truyền hình NDTV (Ấn Độ) còn xuất hiện thông tin cho rằng Bắc Kinh dự định bán "Shan" cho lực lượng Hải quân Pakistan, nhưng điều này có lẽ không chính xác, bởi vì không một cường quốc nào lại bán các tàu ngầm tấn công của mình cho nước thứ ba.

Nhưng "thể hiện cơ bắp" và chứng minh tầm chiến lược của mình đó là hành động khá logic từ phía Trung Quốc. Hơn nữa, Pakistan trở thành điểm tựa chiến lược quân sự và kinh tế đáng tin cậy hơn đối với Trung Quốc tại khu vực Trung Á. Một số dữ kiện cho thấy điều đó.

Thứ nhất, đó là bản hợp đồng lớn nhất về liên doanh sản xuất các máy bay tiêm kích chiến thuật thế hệ "4+" JF-17 "Thunder" (FC-1 "Xiaolong") – một câu trả lời nặng ký đối với tiến trình sản xuất hàng loạt máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ "Tejas" của Ấn Độ.

Thứ hai, đó là bản hợp đồng đóng 8 tàu ngầm động cơ điện-diesel tiếng ồn siêu thấp đề án 041 "Yan" mà sẽ được triển khai tới năm 2028. Về độ ồn, những tàu ngầm này được cho là tương đương hoặc thậm chí nhỉnh hơn so với "Varshavyanka" của Nga.

Tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc, Ấn Độ có thể gặp hàng loạt các vấn đề từ nhiều phía. Ngoài ra, vấn đề tranh chấp lãnh thổ các bang như Kashmir và Jammu mà đến nay vẫn chưa được giải quyết giữa Dehli và Islamabad, không bao giờ khiến cho Bắc Kinh đánh mất tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực.

Trung Quốc được nhận định là đối tác chiến lược chính và duy nhất của Pakistan mà có thể giúp quốc gia này tăng cường sức mạnh quốc phòng trong bối cảnh các lực lượng vũ trang Ấn Độ ngày càng hoàn thiện và lớn mạnh.

Đó cũng là dấu hiệu rõ nét gửi tới lực lượng Hải quân Mỹ cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng mà các tàu chiến và máy bay chống hạm của Mỹ có thể gặp phải khi xuất hiện tại vùng biển tranh chấp trên Thái Bình Dương.

"Shan" và các tàu ngầm nguyên tử đa năng hiện đại hơn "Type-095" trang bị động cơ phát ra tiếng ồn thấp, trong vòng 5 năm tới hoàn toàn có thể "vô hiệu hóa" các chiến dịch của hải quân Mỹ trên biển Ả Rập và Vịnh Persid.

Thêm một vấn đề nóng hơn đối với Dehli và Washington đó là thông tin về chuyến viếng thăm của một chiếc tàu ngầm khác của Trung Quốc tới căn cứ hải quân Kota-Kinabalu (Malaysia) diễn ra hôm 3/1/2017.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định rằng chiếc tàu ngầm này cùng một tàu tiếp tế quyết định ghé thăm Kota-Kinabalu để nghỉ ngơi sau khi kết thúc chiến dịch trên vịnh Aden.

Tuy nhiên, điều này cũng trở nên dễ hiểu khi mục tiêu của Bắc Kinh hiện nay là tìm kiếm những kẽ hở để tăng cường sự kiểm soát trong khu vực và từng bước vươn ra toàn cầu.

Các cường quốc không khoanh tay đứng nhìn

Hải quân Trung Quốc đang thể hiện tham vọng muốn kiểm soát nhiều vùng biển, kể cả những vùng ở rất xa lục địa của họ. Chính vì thế, các cường quốc lớn đều đã và đang theo dõi rất sát sao những động thái, dù là nhỏ nhất của quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Ngay từ trước khi các tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc có những chuyến hải hành tới những vùng biển xa lạ, hải quân nhiều nước như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản đã liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận hải quân duy mô lớn như những cuộc thử nghiệm chiến lược nhằm chống lại Hải quân Trung Quốc trên khắp các đại dương.

Cuộc tập trận giữa hải quân Mỹ và Ấn Độ diễn ra từ ngày 14-19/10/2015 bao gồm trận đối đấu giữa chiếc tàu ngầm nguyên tử đa năng SSN-705 "City of Corpus Christy" của Mỹ và chiếc tàu ngầm diesel-điện tiếng ồn thấp đề án 877EKM B-898 "Sindhudhvaj" (thuộc lớp Kilo).

Chiến thắng thuộc về chiếc tàu ngầm do Nga chế tạo cho Ấn Độ là hoàn toàn "tâm phục khẩu phục". Động thái này được cho là dấu hiệu chuẩn bị của Hải quân Ấn Độ cùng các đồng minh cho một cuộc chiến tranh ngầm dưới nước với hải quân Trung Quốc. Diễn bình tình hình hoàn toàn không dễ thở chút nào đối với Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại