Mới đây, một bạn có tên facebook N.N đã đăng trên một diễn đàn mạng rất đông thành viên về một “tối hậu thư” của “cụ già lọm khọm tưới rau”.
Đặc biệt ở chỗ, người bình thường bị mất trộm thì báo cảnh sát, chửi bới um xùm hay tặc lưỡi cho qua, còn cụ bà trong câu chuyện bị mất trộm rau thì “tức cảnh” làm liền thành một bài thơ “cảnh báo” gửi tới kẻ đã ăn trộm mấy luống rau mà cụ vất vả trồng được.
Bài thơ được viết tay, ký tên và photo thành nhiều bản dán khắp khu phố.
Sau khi status được đăng lên kèm theo ảnh chụp bài thơ của cụ đã có rất nhiều facebooker “like” và "comment”.
Đa số mọi người khen ngợi thơ cụ viết thơ hay và tỏ vẻ cảm thông, đồng tình với cụ. Có người còn cho rằng đây là một hình thức cảnh báo tới kẻ trộm rất sáng tạo. Kẻ trộm mà đọc được chắc ăn không ngon ngủ không yên được.
Tuy bài thơ viết có sai một vài lỗi chính tả nho nhỏ nhưng chứa đựng nỗi lòng của cụ. Hi vọng kẻ trộm sẽ đọc được bài thơ này mà chừa cái thói trộm vặt ấy đi.
“Nàng ơi, bỏ tính ấy đi
Sống cho trong sạch, hay gì quẩn quanh
Tự hào với chị với anh
Với con với cháu của mình hay sao?”
Nguyên văn bài thơ của cụ già tưới rau:
Nên sống tử tế
Hỡi những nàng con quan thứ sử (*)
Luống rau này có chủ hẳn hoi
Chứa bao công sức mồ hôi
Phải đâu cỏ mọc giữa trời mà ghen
Các nàng nhìn cũng quen-quen
Lỡ nào làm chuyện đê hèn khó coi
Mỗi ngọn rau là bát mồ hôi
Cụ già lận đận đứng ngồi lom kh
Cụ mong có chút rau ngon
Cụ mong có chút rau ngon
Ăn để đỡ bị hao mòn lỗ chôn
Mớ rau tuy bé cỏn con
Nàng làm như vậy liệu còn chữ tâm
Có ăn có học mà nhầm
Tính ăn trộm vặt ẩn trong tâm nàng
Đem dao cắt vội cắt vàng
Người đi ăn trộm còn sang cái gì
Nàng ơi! Bỏ tính ấy đi
Sống cho trong sạch, hay gì quẩn quanh
Tự hào với chị, với anh
Với con, với cháu của mình hay sao?
Thụ hưởng trên mồ hôi công sức của người lao động là một hành động vô liêm sỉ, hèn hạ đê tiện đừng để người đời phỉ nhổ nhé, tanh tưởi bẩn thỉu lắm đấy!
Cụ già lọm khọm tưới rau đây!
(*): là một chức quan trong thời kỳ cổ đại của lịch sử Trung Quốc và lịch sử Việt Nam, đứng đầu đơn vị hành chính "châu", huyện.