Nữ đạo diễn 9x nghỉ học 1 năm đi trải nghiệm cuộc sống

Với Minh Phương, gap-year thực sự là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời: bước ngoặt về tâm lý, trải nghiệm và tư duy.

Lâu nay, nhiều học sinh đã quen với chu trình quen thuộc, tốt nghiệp cấp 3, học ngày cày đêm để ôn thi, những mong chen chân được vào cổng trường Đại học. Câu hỏi đặt ra là, bạn đã thực sự hiểu mình muốn gì? Trường Đại học nào phù hợp với khả năng của bạn? Có không ít người đã chuẩn bị tương lai cho mình bằng cách chọn những con đường khác ngoài Đại học.

Trong đó, gap-year (nghỉ học một năm trước khi vào Đại học) là một xu hướng đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Trong quá trình này, các bạn trẻ thường thực hiện nhiều kế hoạch khác nhau như làm thêm, phượt, học thêm 1môn học mà mình cảm thấy hứng thú, hoặc làm những điều bạn chưa từng làm.

Có gì khác khi một người quyết định chọn con đường gap-year, hãy cùng trò chuyện với Minh Phương, một bạn nữ đầy cá tính và dũng cảm.

Họ tên: Nguyễn Minh Phương

Cựu học trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội)

Hiện đang học Khoa truyền thông trường ĐH Mercyhurst (Pennsylvania, Mỹ)

Đạt giải Búp sen vàng 2012 ở thể loại phim tài liệu với bộ phim Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Sau khi đoạt giải Búp sen vàng, phim của Minh Phương đã được gửi đi nhiều nơi trên thế giới.

Nữ sinh nghỉ học để Gapyear Cuộc sống là trường ĐH tốt nhất

Vì sao bạn quyết định không thi đại học, mà lại chọn đi theo hướng gap-year?

Mình chọn việc gap-year vì mình thực sự muốn đi du học, nhưng không phải là chỉ cần đi là được, mà phải là con đường tốt nhất có thể.

Trong khoảng thời gian này, bạn đã làm những việc gì nổi bật?

Trong khoảng thời gian ấy, mình đi làm thêm rất nhiều, như là đi bán hàng, đi dạy học, làm văn phòng, tổ chức sự kiện, thi làm phim... Công việc hiện tại của mình là dạy làm phim cho các em học sinh cấp 2.

Bạn có nghĩ rằng quãng thời gian gap-year có cần phải kéo dài trong vòng 1 năm không hay có thể chỉ cần vài tháng?

Đi theo gap-year tức là bạn sẽ phải bỏ ra một khoảng thời gian không-đi-học đúng nghĩa và nó kéo dài 1 năm hoặc hơn. Nếu chỉ là vài tháng thì có nghĩa bạn vẫn nhập học vào đúng kì, vẫn tốt nghiệp đúng năm như các bạn cùng trang lứa.

Đối tượng "gap-year" nhiều nhất có lẽ là sinh viên cuối cấp 3, trước khi vào Đại học. Tiếp theo là lực lượng sinh viên tốt nghiệp Đại học nhưng chưa muốn "lao" vào thế giới công sở ngay lập tức, thay vào đó là muốn dành thời gian cho những thú vui, đam mê của bản thân.

Nghe nói sau một năm gap-year, bạn đã đi du học tại một trường ở Mỹ. Bạn nghĩ sao về Đại học ở Việt Nam và nước ngoài?

Mình tuy không học đại học ở Việt Nam nhưng qua quan sát việc học của các bạn mình, thì việc học với những môn bắt buộc là không hợp lý với học sinh. Ở nước ngoài, mình được tự do chọn những môn mình muốn học. Đấy là về hệ thống. Còn để nói về kiến thức, mình nghĩ thứ quan trọng nhất khi du học là được dạy về cách tư duy và cách làm việc - điều mà mình không được truyền đạt khi học ở Việt Nam.

Bạn có cho rằng trường ĐH ở nước ngoài đáp ứng được những nhu cầu của bạn trong hiện tại và tương lai?

Nhu cầu hiện tại thì chắc chắn là có, với mình thì được đi, được khám phá văn hoá là ước mơ từ nhỏ rồi. Còn về tương lai thì sẽ rất khó nói, nhưng mình tin là những trải nghiệm khi mình đi du học sẽ là thứ giúp mình đạt được những nhu cầu ấy.

Nữ sinh nghỉ học để Gapyear Cuộc sống là trường ĐH tốt nhất

Sở thích của bạn là làm phim. Phải chăng bạn chọn gap-year để thoả mãn sở thích của mình trước khi đi học?

Mình gap-year không phải để thoả mãn sở thích, mà là thoả mãn ước mơ. Thế nhưng phải thú nhận một điều là 1 năm gap-year đã cho mình nhìn nhận nghiêm túc hơn về sở thích này. Sau khi đi làm thêm nhiều việc khác nhau ở nhiều lĩnh vực thì mình nhận ra với mình thì việc làm phim là một điều quan trọng và thực sự đáng quý với mình.

Gia đình, bạn bè của bạn nghĩ sao về quyết định gap-year của bạn? Bạn có phải đấu tranh để có được 1 năm trải nghiệm, làm những điều mình yêu thích không?

Mình phải đấu tranh chứ. Lúc đầu mình có đăng kí học khoa Quốc tế ĐH Quốc Gia trong khi chuẩn bi hồ sơ du học, thế nhưng thấy không hợp nên mình đã nghỉ. Mình phải thuyết phục bố mẹ, thế nhưng nhìn cảnh các bạn lần lượt vào Đại học, con mình vẫn "lông bông" nên bố mẹ mình cũng nói ghê lắm. Vì đã giải thích rồi nên mình vẫn lẳng lặng tự làm hồ sơ. Hành động lớn hơn lời nói mà.

Gap-year có thực sự một bước ngoặt trong cuộc đời bạn?

Mình phải khẳng định là có. Bước ngoặt về tâm lý này khó để diễn tả thành lời. Bởi những trải nghiệm - thứ khiến mình thay đổi cách suy nghĩ, cách tư duy - là điều chỉ mình mình biết. Có kể ra cũng không thể hiện hết được nên mình sẽ giữ lại cho bản thân.

Sau một năm gap-year, bạn nghĩ nó đã mang lại điều gì cho bạn? Bạn có cảm thấy tiếc điều gì không?

Có 3 điều mà mình học được trong 1 năm gap-year. Thứ nhất là về thái độ với đồng tiền, thứ hai là thái độ với các mối quan hệ và thứ 3 là thái độ với bản thân. Mình trân trọng đồng tiền, nó chính là thành quả của sức lao động mình của mình. Bên cạnh đó, mình phải tìm hiểu trước khi bắt đầu một mối quan hệ và yêu thương gia đình hơn. Nghe thì có hơi rập khuôn, nhưng khi đi làm, tiếp xúc với nhiều người trong xã hội thì mình mới biết gia đình là thứ quý giá nhất mà mình có được.

Và điều quan trọng nhất, là mình biết mình là ai, mình đang ở đâu trong xã hội này, khả năng, khuyết điểm của mình là gì và mình sẽ trở thành người thế nào. Với mình, gap-year có nghĩa là không đi học ở trường, mà là đi thực hành ở cuộc sống, học từ người thật, việc thật. Điều duy nhất mình cảm thấy tiếc nuối là đã có một thời gian do bị trường ở nước ngoài mà mình muốn học từ chối, nên mình đã bị khủng hoảng tâm lý. Lúc đó, mình đã bỏ làm do quá áp lực, và thực ra cũng không tập trung học vì lo sợ.

Bạn có nghĩ gap-year là cần thiết cho các bạn trẻ Việt Nam hiện nay?

Mình nghĩ là có. Nhiều bạn than vãn vì phải học liên tục trong vòng 12 năm, bỏ ra 1 năm không đi học ở trường để biết việc học là điều đáng quý thế nào là việc cần thiết. Các bạn mới 18 - tuổi đẹp nhất của cuộc đời, dành nó để trải nghiệm cuộc sống thực tế là một điều nên có. Các bạn chưa biết mình thực sự là ai, mình muốn gì, các bạn có 1 năm chỉ để tìm hiểu nó. Mình nghĩ chẳng còn gì tuyệt hơn thế.

Cám ơn Minh Phương, chúc bạn luôn học tốt và gặt hái nhiều thành công trong tương lai!

Những hình ảnh khác của Minh Phương:

Nữ sinh nghỉ học để Gapyear Cuộc sống là trường ĐH tốt nhất
Nữ sinh nghỉ học để Gapyear Cuộc sống là trường ĐH tốt nhất
Nữ sinh nghỉ học để Gapyear Cuộc sống là trường ĐH tốt nhất
Nữ sinh nghỉ học để Gapyear Cuộc sống là trường ĐH tốt nhất
Nữ sinh nghỉ học để Gapyear Cuộc sống là trường ĐH tốt nhất
Nữ sinh nghỉ học để Gapyear Cuộc sống là trường ĐH tốt nhất
Nữ sinh nghỉ học để Gapyear Cuộc sống là trường ĐH tốt nhất

Trong cuộc sống, BẠN NHÌN THẤY chuyện gì GÂY CẢM XÚC MẠNH cho bản thân (xúc động, phẫn nộ, bất bình, đau đớn, thán phục, hạnh phúc, sảng khoái...)? Hãy lập tức DÙNG ĐIỆN THOẠI quay clip hoặc chụp ảnh, hoặc viết thành bài theo cách của bạn. Cũng có khi, chỉ một thông tin/ảnh/clip đăng trên mạng xã hội (từ Facebook, diễn đàn... không phải trên các báo) cũng khiến bạn có cảm xúc, suy nghĩ...

Gửi ngay cho chúng tôi qua email cudanmang@soha.vnChúng tôi sẽ duyệt để ĐĂNG TẢI TRẢ NHUẬN BÚT CHO BẠN TRONG VÒNG 24 GIỜ. Ngoài ra bạn còn cơ hội nhận được tiền thưởng 500 nghìn đồng cho "bài viết xuất sắc nhất trong ngày"

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại