COVID-19 gây tổn thất việc làm lớn gấp 10 lần khủng hoảng tài chính 2008

Hoài Thanh |

Tỉ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tăng lên mức 12,6% so với mức 5,3% của năm 2019, báo cáo do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố ngày 7/6 nhận định.

Theo OECD, tác động của đại dịch COVID-19 đối với thị trường lao động tại các nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể lớn gấp 10 lần so với tác động của khủng hoảng tài chính ba tháng đầu năm 2008.

Tỉ lệ thất nghiệp tại 37 nước thành viên OECD trong năm 2020 được dự báo tăng lên 9,4% nếu như dịch bệnh được kiểm soát tốt. Trong tình huống xuất hiện làn sóng COVID-19 thứ hai, tỉ lệ này sẽ lên mức 12,6% trong năm nay. Đây đều là những mốc tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái trong những năm 1930.

Tính trung bình trong 3 tháng đầu bùng phát đại dịch, tổng số việc làm toàn thời gian giảm 12,2%, trong khi con số này trong 3 tháng đầu khủng hoảng tài chính chỉ là 1,2%. “Điều này cho thấy tác động đặc biệt của COVID-19, đó là khi nhiều nước buộc phải đóng băng nhiều ngành nghề kinh tế để kiểm soát tình trạng lây lan dịch bệnh. Khủng hoảng này sẽ có tác động lâu dài đến kinh tế thế giới và kinh tế OECD”, báo cáo của OECD nhận định.

Tổ chức này cũng dự báo, tỉ lệ thất nghiệp trong các nền kinh tế thuộc OECD sẽ được cải thiện dần trong thời gian tới, nhưng vẫn ở mức cao hơn so với đỉnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Tỉ lệ này sẽ ở ngưỡng 7,7% trong năm 2021 nếu dịch bệnh được kiểm soát, hoặc sẽ đạt mức 8,9% trong trường hợp xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Theo OECD, người lao động thu nhập thấp, lao động tự do, sinh viên mới ra trường, phụ nữ sẽ là số đối tượng phải hứng chịu hệ quả lớn nhất từ sự lao dốc trên thị trường việc làm.

COVID-19 gây tổn thất việc làm lớn gấp 10 lần khủng hoảng tài chính 2008 - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại