Covid-19 đặt TT Trump vào thế khó: Giữ hay bỏ thỏa thuận thương mại với TQ đều thiệt

Thu Ngọc |

Nếu tiếp tục, ông Trump chỉ nhận được một thỏa thuận tồn tại trên giấy. Còn nếu hủy bỏ, nền kinh tế Mỹ sẽ trải qua nhiều biến động tiêu cực, các chuyên gia nhận định.

Động thái mới trong phát biểu của ông Trump

Theo các nguồn tin thân cận với chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump, người đứng đầu Nhà Trắng hầu như không có nhiều lựa chọn ngoài việc tiếp tục thực hiện thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1, bất chấp sự tranh cãi giữa Mỹ với Bắc Kinh về tranh cãi quanh nguồn gốc của đại dịch Covid, điều luật an ninh quốc gia Hồng Kông và kì vọng Trung Quốc đáp ứng các mục tiêu mua hàng từ Mỹ.

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài hơn hai năm đã giúp Mỹ thu được khoản thuế trị giá 370 tỷ USD từ các sản phẩm Trung Quốc, khuấy động thị trường tài chính và phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng toàn cầu trước khi dịch Covid khởi phát.

Trong những tuần gần đây, những giả thiết về khả năng tổng thống Trump hủy bỏ thỏa thuận đã xuất hiện gần như hàng ngày tại Nhà Trắng. Do vậy, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và những người quan tâm tới vấn đề thương mại với Trung Quốc đều quan sát kỹ lưỡng từng bài phát biểu và bài đăng trên Twitter của tổng thống Trump để dự đoán về những diễn biến tiếp theo.

Nhưng vào thứ Sáu, khi tổng thống Trump tuyên bố nước Mỹ sẽ bắt đầu thu hồi những đặc quyền thương mại và du lịch cho Hồng Kông nhưng ông không hề đề cập đến thỏa thuận thương mại. Thị trường chứng khoán đã phản ứng rất tích cực với tuyên bố này, khi chỉ số chứng khoán S&P500 đảo chiều chuyển sang sắc xanh.

Ông Trump "mắc kẹt"

Duy trì quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và chỉ trích cách tiếp cận của chính quyền của cựu tổng thống Obama là những yếu tố quan trọng trong chiến lược tái tranh cử của tổng thống Trump.

Thực thi thỏa thuận có thể đồng nghĩa với việc chấp nhận rằng Trung Quốc không có khả năng thực thi các cam kết mua hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp, năng lượng và dịch vụ của Mỹ. Đây là những mục tiêu mà nhiều người nhận định là không thực tế ngay cả trước đại dịch xảy ra.

Tuy nhiên, hủy bỏ thỏa thuận sẽ lại khơi mào cho cuộc chiến thương mại gần hai năm trước giữa Mỹ vào Trung Quốc. Khi đó, tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã ở mức cao nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930.

Bước tiếp theo của Washington có thể sẽ phục hồi kế hoạch trước đó nhưng không bao gồm việc hoãn áp thuế đối với một số mặt hàng tiêu dùng trị giá 165 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm điện thoại di động và máy tính, đồ chơi và quần áo của hãng Apple.

Tất cả các loại hàng hóa này cuối cùng đều được các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ hết. Bắc Kinh sẽ trả đũa bằng cách áp đặt thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, khiến thị trường thế giới bất ổn và gián đoạn quá trình phục hồi toàn cầu.

"Tổng thống Trump đang mắc kẹt với thỏa thuận thương mại. Nếu tiếp tục tuân thủ thỏa thuận thì ông Trump chỉ nhận 1 bản thỏa thuận tồn tại trên giấy. Còn nếu hủy bỏ, nền kinh tế Mỹ sẽ trải qua nhiều biến động tiêu cực" theo nhận định 1 quan chức chính phủ chuyên về thương mại.

Theo số liệu của Cục điều tra dân số Mỹ, xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc trong quý I đã ít hơn 4 tỷ USD so với mức thiệt hại do chiến tranh thương mại gây ra cách đây một năm. Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính trong quý I, Trung Quốc chỉ cần mua khoảng 40% số lượng hàng hóa theo quy định của thỏa thuận để đạt mục tiêu tăng giá trị nhập khẩu thêm 77 tỷ USD trong năm đầu tiên so với mức nhập khẩu của năm 2017. Điều này có nghĩa là giá trị hàng hóa Trung Quốc nhập từ Mỹ sẽ phải tăng mạnh trong quý II.

Các nhà phân tích nói rằng việc hủy bỏ thỏa thuận tại thời điểm hiện tại sẽ không tạo ra một cú hích lâu dài cho uy tín của tổng thống Trump ở các bang chiến lược có thế mạnh sản xuất công nghiệp trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.

Covid-19 đặt TT Trump vào thế khó: Giữ hay bỏ thỏa thuận thương mại với TQ đều thiệt - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại