Chuyên gia Trung Đông: Iran và Thổ có thể sẽ "bắt tay" để tiến hành chiến tranh với Israel

Hoài Giang |

Theo một số chuyên gia về Trung Đông, một cuộc chiến giữa một bên là Israel và bên còn lại là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.

Mới đây, tờ Breaking Israel News đăng tải phỏng vấn nhan đề: "Iran, Turkey could Unite to Wage War Against Israel warns Mid-East Experts" (Chuyên gia Trung Đông: Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ liên kết lại để tiến hành chiến tranh với Israel) của Adam Eliyahu Berkowitz.

Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn đa chiều về các mối quan hệ "chồng chéo" và quan điểm của Nga - Iran - Thổ Nhĩ Kỳ đối với các cuộc xung đột hiện đang tiếp diễn và có thể xảy ra ở Trung Đông trong tương lai, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Phóng viên Seth Franzman của tờ Jerusalem Post

Theo phóng viên Seth Franzman, Ankara và Tehran đã "hợp tác" trong nhiều cuộc xung đột ở Trung Đông, bao gồm việc phản đối can dự của Mỹ ở Syria cũng như chiến đấu với các nhóm vũ trang ​​người Kurd.

Cả hai từng có chung lòng căm thù đối với Israel và được hiện thực hóa bằng cách hỗ trợ lực lượng Hamas ở Dải Gaza để trở thành một mặt trận thống nhất trong một cuộc chiến tiềm năng với Israel.

Ông Franzman cũng lưu ý rằng Tehran đã yêu cầu Ankara giúp họ vượt qua các biện pháp "gây sức ép tối đa" của Washington, và để đổi lại, Iran sẽ ủng hộ các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trên chiến trường Libya và cũng để bảo đảm quyền thăm dò tài nguyên ở đông Địa Trung Hải.

Các hành động "phối hợp" khác giữa hai quốc gia Hồi giáo bao gồm một loạt các hoạt động quân sự chung nhằm vào các tay súng người Kurd ở miền bắc Iraq.

Theo một bài viết trên tờ TASnim của Iran, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) lực lượng Iran mà Mỹ liệt vào danh sách khủng bố lại đang cộng tác với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) nhằm vào "mối đe dọa khủng bố" tại khu vực tự trị người Kurd Iraq (KRG).

Chuyên gia Trung Đông: Iran và Thổ có thể sẽ bắt tay để tiến hành chiến tranh với Israel - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Phóng viên Seth Franzman cảnh báo: "Những nỗ lực của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq giờ đây có thể sẽ "chuyển hướng" sang Israel. Một ví dụ là cách Bộ Tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ huy động cộng đồng Hồi giáo chống lại việc sáp nhập Jerusalem của Israel.

Những thông điệp tương tự cũng đã được phát đi từ Tehran thông qua lời kêu gọi kháng chiến (Jihad) nhằm vào Israel của nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Ali Khamenei hôm 21/5/2020".

Franzman cũng lưu ý cách nhóm vũ trang Palestine Hamas ở Dải Gaza được tài trợ bởi Qatar, một "đồng minh" khác của Thổ Nhĩ Kỳ và hai nước duy trì quan hệ ngoại giao rất chặt chẽ.

Phóng viên của tờ Jerusalem Post nhấn mạnh rằng "cần lưu tâm tới những điểm tương đồng khác giữa Ankara và Tehran trong đó có ác cảm chung với Israel và Arab Saudi bên cạnh liên minh với Qatar và Hamas.

Cả hai nước đều muốn giảm thiểu vai trò của Mỹ ở Syria. Tehran cũng đã đồng ý rằng để đổi lấy sự ủng hộ trong việc "lách" khỏi trừng phạt của Mỹ, Iran sẽ gây áp lực cho các phong trào của người Kurd ở Iran trong khi phối hợp với TAF ở Iraq.

Cần lưu ý rằng rằng cả Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cần một nguyên nhân khác để tăng sự ủng hộ cả ở trong nước lẫn trong khu vực, một cuộc chiến tranh "vì Jerusalem" có thể sẽ là điều hai nước hướng tới.

Chuyên gia Trung Đông: Iran và Thổ có thể sẽ bắt tay để tiến hành chiến tranh với Israel - Ảnh 2.

Binh sĩ Israel cầu nguyện tại "Bức tường than khóc" ở Jerusalem trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967.

Tiến sĩ Mordechai Kedar

Tiến sĩ Mordechai Kedar, giảng viên cao cấp của Khoa tiếng Arab tại Đại học Bar-Ilan nhấn mạnh rằng mặc dù vẫn có sự đối lập tôn giáo giữa Thổ Nhĩ Kỳ (Sunni) và Iran (Shia) nhưng đôi khi cả hai giáo phái này vẫn tiến hành hợp tác chống lại kẻ thù chung.

"Cần lưu ý rằng Iran, một quốc gia Hồi giáo Shia đang tài trợ cho Hamas và Jihad Hồi giáo (PIJ) - các nhóm vũ trang Sunni để chống lại Israel - ác quỷ nhỏ và Mỹ- ác quỷ lớn. Tuy vậy Nga cũng là một "người chơi chính" trong cuộc chơi phức tạp này".

Theo Tiến sĩ Kedar: "Người Nga liên minh với Tướng Khalifa Haftar ở Libya. Đây là điều khiến Ankara chống lại Moscow vì ông Erdogan đang nỗ lực "hạ bệ" vị tướng này.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang hỗ trợ phiến quân Syria, những kẻ đang cố gắng lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad, người mà Nga ủng hộ.

Có vẻ ông Erdogan đã đặt mình vào "thế khó" đối với Nga vì cho rằng mình "mạnh" hơn người đồng cấp Putin.

Chuyên gia Trung Đông: Iran và Thổ có thể sẽ bắt tay để tiến hành chiến tranh với Israel - Ảnh 3.

Hình minh họa.

Và vì một lý do tương tự, ông Erdogan cũng đã thể hiện quan điểm đối kháng với Mỹ bằng cách mua vũ khí của Nga và đã đối kháng với Mỹ bằng cách mua phần cứng quân sự của Nga và thể hiện quan điểm "making overtures" (tạm dịch: theo đuổi mối quan hệ) với ông Putin mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO.

Nói cách khác, ông Erdogan nhìn thấy tất cả các xung đột đang diễn ra trong lòng nước Mỹ và cho rằng đây là cơ hội để to "thumb his nose" (tạm dịch: chế nhạo) ông Donald Trump vì Tổng thống Mỹ không thể đối phó với bất cứ điều gì ngoại trừ "đồ ăn trên đĩa".

Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã tự coi mình là một mặt trận thống nhất và hùng mạnh, có thể chống lại bất kỳ đối thủ nào khác trên thế giới, cho dù đó là Nga, Mỹ, Israel hay Arab Saudi".

Tiến sĩ Kedar cũng lưu ý rằng chiến sự ở Libya đóng vai trò quan trọng trong liên minh Iran-Thổ Nhĩ Kỳ này.

"Tất cả chỉ xoay quanh dầu khí. Chỉ hai tháng trước, một thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Libya liên quan đến khí đốt tự nhiên dưới Địa Trung Hải đã được ký kết.

Thỏa thuận này là nỗ lực phá bỏ các thỏa thuận giữa Israel và Cyprus (đảo Síp) và Ai Cập về việc phân chia một trữ lượng khí đốt ở Địa Trung Hải. Ước tính lợi ích kinh tế thu được từ trữ lượng khí này rất lớn và ý nghĩa chính trị thậm chí còn lớn hơn.

Hãy nhớ rằng những "tay chơi" lớn nhất trong thị trường khí đốt tự nhiên của thế giới hiện nay là Iran, Qatar và Nga. Nói cách khác, hiện có hai liên minh các quốc gia đối lập nhau liên quan tới cùng một nguồn tài nguyên.

Vì vậy, ngay cả khi Iran và Thổ Nhĩ Kỳ "không ưa gì nhau", họ vẫn có điểm chung và khi cộng tác vì lợi ích chung, liên minh này có thể hành động nhằm vào các lợi ích nhỏ hơn như Jerusalem và Israel.

Chuyên gia Trung Đông: Iran và Thổ có thể sẽ bắt tay để tiến hành chiến tranh với Israel - Ảnh 5.

Xe tăng Iran trong một cuộc tập trận.

Tiến sĩ Efrat Aviv

Tiến sĩ Efrat Aviv là giảng viên cao cấp của Khoa Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Bar Ilan và là chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng sẽ là sai lầm khi mô tả mối quan hệ giữa Ankara và Tehran là một liên minh.

"Đế quốc Ottoman, người tiền nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ và Đế chế Ba Tư mà Iran kế thừa đã nổ ra chiến tranh trong hơn 300 năm với cuộc đối đầu cuối cùng diễn ra vào những năm 1820.

Sự khác biệt giữa hai phía vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Họ vẫn đang xung đột để tranh giành quyền bá chủ khu vực và thế giới Hồi giáo.

Trong khi Arab Saudi là lãnh đạo của phe Sunni, thì Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều theo đạo Hồi nhưng họ lại không phải là người Arab. Họ có dân số gần tương đương nhau - khoảng 82 triệu người và lực lượng quân đội lớn. Điều này đặt họ trong xung đột trực tiếp

Tuy nhiên điều này cũng đặt họ vào thế bất hòa với Israel, thực thể phi Arab thứ ba trong khu vực.

Mặc dù có sự khác biệt và lịch sử chiến tranh giữa hai nước, đôi khi quan hệ hai bên trở nên tốt đẹp, tùy thuộc vào lợi ích mà họ hướng tới vào thời điểm đó.

Đối với kinh tế và thương mại, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có thể hòa hợp khá tốt. Trong văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ không có khái niệm "bạn bè" mà chỉ có những người chia sẻ lợi ích. Điều này đặc biệt đúng trong quan hệ với các nước bên ngoài.

Người Thổ thể hiện rằng không ai có thể làm bạn với họ trừ một người Thổ khác. Vì vậy giữa hai nước tồn tại các thỏa thuận, hội đàm và mục tiêu chung nhưng không có liên minh thực sự.

Cách tiếp cận này cho phép Thổ Nhĩ Kỳ đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 cho tới khi nó kết thúc, nó cũng cho phép họ trở thành thành viên NATO nhưng vẫn mua vũ khí Nga vì thấy nó phù hợp với họ.

Ngay cả sau hàng trăm năm chiến tranh với Iran, họ có thể đồng ý hợp tác với Tehran để chống lại một kẻ thù chung.

Điều này có nghĩa gì đối với Mỹ, Israel và các quốc gia khác? Đó là ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ không phải là kẻ thù, ngay cả khi họ đang cộng tác với bạn, nếu những lợi ích của họ đột nhiên đòi hỏi phải có hành động, họ có thể trở thành kẻ thù chỉ sau một đêm".

Lực lượng IRGC của Iran tiến hành hoạt động quân sự nhằm vào các nhóm vũ trang người Kurd gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq (Nguồn: TASnim News).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại