Ảnh minh họa: Getty
Trong một thời gian dài, an ninh toàn cầu dựa trên sự răn đe hạt nhân và Nga coi đó là công cụ chính để đảm bảo an ninh quốc gia trong mối quan hệ với các quốc gia hạt nhân, chủ yếu là Mỹ.
"Những gì chúng ta chứng kiến năm nay buộc chúng ta phải nghĩ lại về chiến lược này", ông Trenin cho hay.
Ông cũng chỉ ra thực tế rằng, giữa bối cảnh xung đột ở Ukraine tiếp diễn, các quan chức trong chính quyền Mỹ hiện nay đã nói rằng việc Nga bị đánh bại về mặt quân sự là mục tiêu chính của họ.
"Theo tôi, điều này đã thay đổi mạnh mẽ cách hiểu của chúng tôi về các công cụ an ninh. Chỉ riêng vũ khí hạt nhân và răn đe hạt nhân sẽ không đủ để đảm bảo an ninh bên ngoài của đất nước", ông Trenin đánh giá.
Chuyên gia Nga giải thích, sự răn đe hạt nhân có liên quan rất mật thiết đến vấn đề tâm lý: Mối lo ngại về một cuộc xung đột sử dụng đến vũ khí hạt nhân buộc đối phương phải tránh những động thái mà bên còn lại không thể chấp nhận được. Theo ông, hiện nay, phương Tây có xu hướng cho rằng nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, điều đó sẽ hầu như không có ảnh hưởng đến các nước Tây Âu và trên thực tế không hề ảnh hưởng đến Mỹ.
"Đây là một thực tế hoàn toàn mới. Chúng tôi cần suy nghĩ về điều này một cách nghiêm túc bởi nó mở rộng hiểu biết của chúng ta về những vấn đề an ninh căn bản. Ukraine không phải là nơi đầu tiên và cũng không phải nơi duy nhất diễn ra cuộc chiến ủy nhiệm giữa Nga và Mỹ. Nhưng đây là nơi đầu tiên mà các lợi ích thiết yếu của mỗi bên bị đe dọa", chuyên gia này cho hay./.